Chụp X-quang là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều bệnh lý trong thời gian ngắn từ đó lên phác đồ điều trị kịp thời cho bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người lo lắng về sự ảnh hưởng khi chụp X-quang. Vậy chụp X-quang có hại không? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để hiểu rõ hơn.
Nội Dung Chính
Chụp X-quang là gì?
Chụp X-quang là một kỹ thuật y khoa giúp chẩn đoán hình ảnh thông qua việc sử dụng các chùm tia bức xạ X. Loại tia này có thể xuyên qua các bộ phận trong cơ thể một cách dễ dàng, từ đó tạo ra hình ảnh rõ nét về các bộ phận này. Nhờ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều loại bệnh lý.
Trong nha khoa, chụp X-quang thường được sử dụng nhằm mục đích xác định tình trạng, hướng mọc của răng, xương hàm, chân răng, tủy và nướu, …. Từ đó giúp xác định tình trạng bệnh và hướng đều trị phù hợp hơn cho người bệnh.
Chụp X-quang là kỹ thuật y khoa giúp chẩn đoán hình ảnh thông qua việc sử dụng các chùm tia bức xạ X
Mô phỏng quy trình chụp X-quang răng
Quy trình chụp X-quang răng sẽ diễn ra như sau:
Trước khi chụp
Trước khi chụp X-quang, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu bạn đã chụp X-quang răng trước đó, có thể cung cấp bản sao cho bác sĩ mà không cần phải tiến hành chụp lại.
Trong khi chụp
Quá trình chụp X-quang diễn ra tương đối nhanh, thời gian chụp sẽ mất từ 10 – 15 giây:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đeo tạp dề chì để bảo vệ cơ thể trước tác động của tia bức xạ X và đeo một miếng chì ở vùng cổ để bảo vệ tuyến giáp trước khi chụp.
- Tiếp theo, bạn sẽ cắn nhẹ một miếng bìa nhựa hoặc bìa cứng để giữ cố định phim khi chụp. Máy chụp X-quang sẽ bao quanh đầu để cho ra những hình ảnh bên trong khoang miệng. Tùy vào thiết lập của phòng chụp mà người bệnh có thể ngồi hoặc đứng.
Sau khi chụp
Sau khi kết thúc quá trình chụp X-quang, bạn sẽ phải chờ từ 5 – 10 phút để xử lý hình ảnh sau khi chụp. Cuối cùng, bạn cầm phim cho bác sĩ nha khoa chẩn đoán và tư vấn các bước điều trị tiếp theo.
▷ Tham khảo thêm: Chụp CT là gì? Phân biệt với công nghệ chụp X-quang hiện nay
Các bước trong quy trình chụp X-quang răng
Tại sao phải chụp X-quang răng?
X-quang răng là kỹ thuật cần thiết trong chẩn đoán và điều trị nha khoa vì nó có thể giúp bạn sĩ thăm khám được những vùng khó quan sát bằng mắt thường. Khi chụp X-quang răng, bác sĩ có thể:
- Phát hiện vị trí răng mọc lệch, mọc ngầm, từ đó tìm đó tìm cách khắc phục, tránh ảnh hưởng đến khớp cắn cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.
- Phát hiện sớm những triệu chứng trước khi bệnh diễn biến nặng như u nang, áp xe,…từ đó lên phát đồ điều trị kịp thời, giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nghiêm trọng.
- Chẩn đoán sớm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…để đưa ra khuyến cáo và điều trị kịp thời.
- Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.
- Xác định được mật độ xương hàm.
- Quan sát được mạch máu nhỏ quanh răng, ống dây thần kinh nằm sâu dưới chân răng để quá trình nhổ răng sâu, điều trị tủy, cấy ghép răng,…diễn ra an toàn, hạn chế tối đa biến chứng chảy máu hay tổn thương dây thần kinh.
- Giúp bác sĩ nắm tình trạng của người bệnh một cách chi tiết và tổng quan trong các trường hợp: niềng răng, bọc răng sứ, làm răng giả,…
Trong nha khoa, chụp X-quang giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác hơn tình trạng răng miệng của bệnh nhân
Chụp X-quang răng nhiều có hại không?
Tia X được biết đến với khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu cơ thể tiếp xúc với liều lượng lớn. Tuy nhiên, trong nha khoa, lượng tia X sử dụng để chụp X-quang răng cực kỳ nhỏ và luôn được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vì thế, việc chụp X-quang răng không gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn không cần quá lo lắng khi phải chụp X-quang răng nhiều lần. So với các loại X-quang thông thường, chụp X-quang răng sử dụng lượng tia cực thấp, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với lượng tia mà cơ thể hấp thụ từ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả khi thực hiện 50.000 lần chụp X-quang răng cho phụ nữ mang thai, lượng tia X vẫn không đủ để gây hại cho thai nhi. Điều này chứng minh rằng, việc chụp X-quang răng nhiều lần vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, khi chụp X-quang răng, cường độ chụp thấp và thời gian chụp ngắn nên bệnh nhân sẽ hạn chế tối đa sự nhiễm tia bức xạ. Chưa kể, phòng chụp X-quang cũng trang bị áo chì và vách chì để hấp thụ các tia tán xạ, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Chụp X-quang sẽ không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện đúng cách, không lạm dụng
Những lưu ý khi chụp X-quang răng
Quá trình chụp X-quang răng khá đơn giản và nhanh chóng, do đó người bệnh không cần lo lắng gì nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai cần cân nhắc các điều sau:
Phụ nữ có thai chụp X-quang được không?
Phụ nữ mang thai cần thông báo ngay với bác sĩ trước khi thực hiện chụp X-quang. Trong nha khoa, chụp X-quang thường chỉ tập trung ở vùng miệng và sử dụng lượng tia X rất nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi, bác sĩ có thể cân nhắc trì hoãn chụp X-quang nếu không thực sự cần thiết, nhằm tránh bất kỳ rủi ro nào do tia bức xạ X gây ra.
Trong trường hợp bắt buộc phải chụp X- quang, nhân viên y tế sẽ sử dụng các dụng cụ bảo vệ chuyên dụng như áo chì hoặc yếm chì, để che chắn và bảo vệ thai nhi khỏi tia bức xạ X. Điều này đảm bảo rằng việc chụp X-quang răng vẫn an toàn cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ đang mang thai không nên chụp X-quang nếu không thật sự cần thiết
Trẻ em chụp X-quang được không?
Trẻ em có thể được chỉ định chụp X-quang răng trong các trường hợp như kiểm tra quá trình mọc răng hoặc niềng răng từ sớm và phát hiện sâu răng ở giai đoạn đầu. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ bảo vệ như áo chì hoặc yếm chì, giúp hấp thụ tia X tán xạ và giảm thiểu tối đa tác động của bức xạ đến sức khỏe.
Trẻ trong giai đoạn đầu từ 5-6 tuổi được khuyên nên chụp X-quang răng nhằm theo dõi và sớm phát hiện tình trạng dị tật cấu trúc răng
Chụp X-quang bao lâu thì được chụp lại?
Có thể thấy, chụp X-quang là kỹ thuật nha khoa cho phép bác sĩ có thể chuẩn đoán và lên phát đồ điều trị chính xác, an toàn và phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, thời gian chụp X-quang được khuyến cáo sẽ là:
- Người lớn tuổi: từ 2 đến 3 năm/lần chụp X-quang
- Thiếu niên: từ 1,5 đến 3 năm/lần chụp X-quang
- Trẻ em: từ 1 đến 2 năm/lần chụp X-quang
Trường hợp răng sâu nặng, nguy cơ xuất hiện lỗ sâu trên răng sẽ có thời gian chụp ngắn hơn:
- Người lớn: 6 tháng đến 1,5 năm/lần chụp X-quang
- Trẻ em: 6 đến 12 tháng/lần chụp X-quang
Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (từ 5 đến 6 tuổi) được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện chụp X-quang răng nhằm sớm xác định hướng mọc và các dị tật cấu trúc răng sớm. Từ đó lên phác đồ điều trị và nắn chỉnh răng phù hợp hơn.
Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe răng miệng mà số lần chụp X-quang được khuyến cáo sẽ khác nhau
Vậy là qua bài viết trên, Nha Khoa Kim đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đặt ra ở đầu bài: “chụp X-quang có hại không ?”. Chụp X-quang không ảnh hưởng đến sức khỏe, nó là bước cần thiết trong việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý nha khoa cho cả người lớn và trẻ em
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.