Chụp CT là gì? Phân biệt với công nghệ chụp X-quang hiện nay

Chụp CT và chụp X-quang là 2 phương pháp được áp dụng rộng rãi trong y tế để phục vụ việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến xương hoặc mô mềm. Tuy nhiên, chụp CT và chụp X-quang lại có sự khác biệt rõ rệt, được chỉ định dùng với mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Hãy cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đẩy để biết được chụp CT là gì? Phân biệt với công nghệ chụp X-quang hiện nay.

Chụp CT là gì?

Chụp CT (Computed Tomography) hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính, là một phương pháp hình ảnh y tế sử dụng tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang. Từ đó, tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong cơ thể.

Chụp CT là gì?

Nó được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề sức khỏe như ung thư, chấn thương sọ não, bệnh tim mạch, bệnh phổi, và các vấn đề về xương khớp. Quá trình chụp CT tạo ra nhiều hình ảnh của cơ thể từ nhiều góc độ khác nhau. Nhờ đó, nó giúp cho các bác sĩ và chuyên gia y tế có thể xem chi tiết hơn các vùng bên trong cơ thể.

Chụp X-quang là gì?

Chụp X-quang là một kỹ thuật hình ảnh y tế sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và xương trong cơ thể. Trong quá trình chụp X-quang, tia X được đi qua cơ thể của bệnh nhân và tương tác với các mô khác nhau trong cơ thể. Từ đó, nó tạo ra hình ảnh trên một tấm phim hoặc trên màn hình điện tử.

Kỹ thuật này được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20 và được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán y tế. Kỹ thuật chụp X-quang được sử dụng để chẩn đoán một loạt các bệnh lý khác nhau, bao gồm xương khớp, phổi, tim, tiêu hoá và nhiều cơ quan khác.

Trong nha khoa, chụp X-quang răng được sử dụng khá phổ biến. Chẳng hạn như: nhổ răng khôn, sâu răng, áp xe. nang, … .

Phân biệt chụp CT với công nghệ chụp X-quang hiện nay

Chụp CT và chụp X-quang đều là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này lại có sự khác biệt rõ rệt:

Cách hoạt động

  • Chụp CT: Trong quá trình chụp CT, bệnh nhân sẽ được đặt trên bàn. Khi bàn trượt vào máy, máy sẽ bắt đầu quá trình quét. Máy CT xoay quanh 360 độ và cho ra những hình ảnh gọi là lát. Những hình này được phối hợp xử lý bằng vi tính để hình ảnh của bộ phận cần chụp hiển thị trên màn hình. Thông qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh tình của bệnh nhân.
  • Chụp X-quang: Máy chụp X-quang sử dụng bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến để đi qua các vật thể như xương. Sau đó, nó hiển thị màu trắng trên phim X-quang. Khi đi qua phần cơ thể, máy X-quang sẽ tạo ra một vụ nổ phóng xạ nhỏ từ đó cho ra hình ảnh được ghi lại. Sở dĩ các xương xuất hiện màu trắng trên phim là do nó hấp thụ nhiều bức xạ. Còn các mô mềm do hấp thụ ít bức xạ hơn nên xuất hiện màu xám.

Phân biệt chụp CT với công nghệ chụp X-quang hiện nay

Kích thước hình ảnh

  • Chup CT: Cho ra hình ảnh 3D
  • Chụp X-quang: cho ra hình ảnh 2D

▷ Xem thêm: Giải phẫu răng là gì? Răng như thế nào thì cần giải phẫu?

Mục đích

Máy X-quang hoạt động dựa vào sóng vô tuyến hoặc bức xạ. Đây được xem là cách nhanh nhất và đơn giản nhất giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về xương, mô mềm hoặc các chấn thương cơ thể khác. Ví dụ như: trật khớp xương, gãy cương, khối u, viêm phổi,…

Trong khi đó, chụp CT lại được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Nó được dùng để phát hiện những vấn đề bất thường trong chuyên khoa thần kinh. Chẳng hạn như thiếu máu, khối máu tụ dập não, khối u, phù não hoặc các bệnh lý khác trong khu vực đầu, mặt, cổ, tim, ngực, bụng, khung chậu, xương, mô mềm, mạch máu,…

Đánh giá ưu nhược điểm của chụp CT và chụp X-quang

Chụp CT và chụp X-quang là 2 công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc khám chữa bệnh. Cả 2 phương pháp này đều có cho mình những ưu nhược điểm khác nhau:

Chup CT

❖ Ưu điểm:

  • Hình ảnh cho ra có độ tương phản cao, có khả năng phân biệt mức tổn thương chỉ từ những khác biệt có độ đậm rất nhỏ. Hình ảnh sau khi thu được dữ liệu có thể tái tạo lại.
  • Hình ảnh được chụp từ nhiều góc chụp khác nhau và cho ra nhiều lát cắt, tránh tình trạng bỏ sót tổn thương.
  • Thời gian chụp nhanh, hình ảnh chi tiết, chân thực giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác hơn.
  • Ngay cả những bệnh nhân không chịu hợp tác cũng có thể thực hiện phương pháp này một cách dễ dàng.

❖ Nhược điểm:

  • Gây nhiễm tia X mức độ trung bình đến cao và trong tia X có các chất tích lũy.
  • Xảy ra các phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng đối với những trường hợp sử dụng thuốc cản quang. Một số trường hợp có thể gây sốc phản vệ.
  • Các thông tin chuyển hóa về mặt tế bào như: Spect, Pet sẽ không được cung cấp.
  • Đối với các bệnh lý như cơ, gân, dây chằng, các tổn thương nhỏ ở vùng tuyến tùng, tủy sống chụp CT vẫn còn hạn chế.

Đánh giá ưu nhược điểm của chụp CT và chụp X-quang

Chụp X-quang

❖ Ưu điểm:

  • Không xâm lấn, không đau.
  • Cách thực hiện đơn giản.
  • Liều bức xạ sử dụng thấp hơn chụp CT.
  • Quá trình chụp và cho ra hình ảnh nhanh chóng nhờ vào vi tính hóa các kỹ thuật X-quang. Nhờ đó, dễ dàng trong việc xử lý và lưu trữ hình ảnh.
  • So với chụp CT, chi phí chụp X-quang thấp hơn nhiều.

❖ Nhược điểm:

  • Hình ảnh chụp X-quang không chi tiết, trung thực như chụp CT
  • Là hình ảnh 2D, không cung cấp hình ảnh 3D
  • Hình ảnh của các mô và cơ quan thường không hiển thị rõ
  • Cần sử dụng chất cản quang nếu muốn chụp X-quang các vùng như buồng tử cung-vòi trứng, đường tiêu hóa,…

Hi vọng qua bài viết trên của Nha Khoa Kim bạn đã biết được chụp CT là gì? Phân biệt với công nghệ chụp X-quang hiện nay. Nhìn chung mỗi phương pháp chụp đều có cho mình những ưu và nhược điểm riêng và bác sĩ sẽ quyết định áp dụng phương pháp nào là tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.