Các nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng và cách điều trị

Tình trạng hôi miệng xảy ra chủ yếu không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ em. Trẻ bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là khi bố mẹ không quan tâm đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng trẻ. Bài viết hôm nay, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng và cách điều trị hiệu quả để sớm đẩy lùi tình trạng này.

Dấu hiệu hôi miêng ở trẻ em

Hôi miêng ở trẻ em là tình trạng miệng trẻ có mùi hôi khó chịu khi thở và nói cười mà người xung quanh dễ dàng ngửi thấy. Tình trạng hôi miệng kéo dài là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến sức khỏe, đồng thời làm bé mất tự tin khi giao tiếp và vui chơi cùng bạn bè.

Thông thường, hôi miệng ở trẻ thường đi kèm những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Cảm giác khô miệng
  • Miệng thường xuyên cảm nhận được có vị chua
  • Lưỡi trắng
  • Hiện tượng chảy máu chân răng và nướu

Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng

Trẻ em bị hôi miệng chủ yếu xuất phát từ việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách, có thể cha mẹ còn chưa quan tâm đến việc duy trì thói quen đánh răng, súc miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng

Miệng trẻ bị hôi có thể đến từ các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm Amidan

Ngoài ra, trẻ bị hôi miệng còn bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

Khô miệng

Khô miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở trẻ có mùi. Đặc biệt là khi trẻ bị nghẹt mũi hay thường xuyên thở bằng miệng. Lúc này, không khí lưu thông nhiều sẽ làm khoang miệng trẻ bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến hôi miệng.

Nước bọt có nhiệm vụ làm sạch và làm ẩm khoang miệng. Vì thế bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để kích thích tiết nước bọt. Một khi nước bọt tiết ra không đủ sẽ làm các tế bào chết tích tụ nhiều hơn, đây chính là lý do khiến miệng trẻ bị hôi.

Sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hơi thở có mùi ở trẻ. Vị trí sâu răng là nơi vi khuẩn tập trung và hoạt động mạnh mẽ. Vi khuẩn sẽ liên tục tấn công và phá hủy men răng, phân hủy tế bào và gây ra mùi hôi khó chịu.

>>> Xem thêm: Con sâu răng là gì, có thật không? Cách để bắt con sâu răng

Viêm nha chu

Trẻ em vẫn chưa đủ khả năng để vệ sinh răng miệng một cách đúng và sạch. Việc này khiến các mảng bám, vụn thức ăn thừa tích tụ và bám quanh răng khiến vùng nướu bị viêm nhiễm. Nếu không sớm can thiệp sẽ hình thành các bọng mủ trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Viêm Amidan

Viêm Amidan cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng ở trẻ. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hạch lympho làm ứ mủ và viêm nhiễm ở hai bên cổ, mùi hôi cũng từ đó mà phát ra.

Trẻ có dị vật ở mũi

Trẻ em có thói quen ngoáy mũi hoặc nhét các vật nhỏ như viên bi, hạt đậu,…vào mũi. Điều này vô tình làm vùng niêm mạc mũi bị tổn thương, từ đó gây viêm nhiễm và khiến hơi thở của trẻ có mùi khó chịu.

Ăn thức ăn có mùi

Ăn thực phẩm có mùi cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh mùi hôi trong hơi thở trẻ. Đặc biệt là hành và tỏi, chúng có mùi khá nặng và giống với mùi của vi khuẩn kỵ khí. Mùi hôi này chỉ hết khi các chất được đào thải ra ngoài thông qua quá trình trao đổi chất.

Cách điều trị hôi miệng cho trẻ

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng để điều trị hôi miệng cho trẻ ngay tại nhà:

Trị hôi miệng trẻ bằng các biện pháp dân gian

Mẹo dân gian trị hôi miệng ở trẻ đơn giản, hiệu quả tại nhà

Hỗn hợp chanh và muối

Chanh và muối có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và làm sạch khoang miệng. Bố mẹ có thể hòa tan hỗn hợp nước cốt chanh và muối trắng và cho trẻ súc miệng. 

Lưu ý chỉ nên áp dụng từ 2-3 lần/tuần vì trong chanh có chứa nhiều axit, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm mòn men răng trẻ.

Hỗn hợp mật ong và bột quế

Bột quế có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây mùi cho hơi thở. Kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ đánh bay mùi hôi một cách nhanh chóng. Bố mẹ cần pha mật ong, bột quế với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và cho bé súc miệng.

Rau mùi tàu

Rau mùi tàu có khả năng loại bỏ mùi hôi miệng vô cùng hiệu quả. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một nắm rau mùi tàu, đem rửa sạch rồi sắc với nước cho đến khi thu được phần nước đặc. Sau đó sử dụng phần nước này để cho bé súc miệng hàng ngày.

>>> Xem thêm: TOP các cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà cực kỳ đơn giản

Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý là các biện pháp dân gian mà Nha Khoa Kim chia sẻ trên đây chỉ hỗ trợ một phần cho quá trình điều trị hôi miệng ở trẻ. Tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám trực tiếp tại các địa chỉ nha khoa uy tín như Nha Khoa Kim để điều trị dứt điểm tình trạng này.

Các bệnh pháp ngăn ngừa và hạn chế hôi miệng ở trẻ

Để điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ một cách hiệu quả, các bác sĩ khuyến khích bố mẹ thực hiện theo các biện pháp dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng loại bàn chải có lông mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa dính ở kẽ răng.
  • Thay bàn chải thường xuyên: nên thay bàn chải cho trẻ từ 2-3 tháng/lần, ưu tiên các loại kem đánh răng không chứa chất mài mòn.
  • Rơ lưỡi: thực hiện rơ lưỡi cho trẻ để giữ khoang miệng sạch sẽ, chú ý tiệt trùng dụng cụ rơ.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay cho trẻ thường xuyên, bố mẹ nên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ nếu trẻ hay ngậm đồ chơi hoặc mút ngón tay. Nếu trẻ sử dụng núm vú giả, bố mẹ nên khử trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng trẻ.
  • Sử dụng nước súc miệng: Trước khi cho trẻ sử dụng nước súc miệng, bố mẹ cần nghiên cứu kỹ bởi một số loại nước súc miệng hiện nay chỉ chứa cồn, không có tác dụng làm sạch khoang miệng mà còn làm miệng trẻ bị khô, khiến tình trạng hôi miệng trở nên nặng hơn.
Cách điều trị hôi miệng cho trẻ

Đảm bảo vệ sinh răng miệng là một trong những cách hiệu quả giúp hạn chế và cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ

>>> Khám phá: Khám hôi miệng ở đâu? Địa chỉ khám hôi miệng uy tín nhất hiện nay

Bài viết trên là những chia sẻ của Nha Khoa Kim về các nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng và cách điều trị hiệu quả tại nhà. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bố mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con một cách tốt nhất.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.