Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng? Những lưu ý cần biết

Nhiều mẹ sau sinh gặp phải các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, thậm chí cần phải nhổ bỏ răng. Vậy sau sinh bao lâu thì được nhổ răng? Việc nhổ răng trong giai đoạn cho con bú có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim

Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng?

Nếu mẹ bầu gặp các vấn đề răng miệng nặng như áp xe răng hoặc nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng ngay sau sinh nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.

Tuy nhiên, trong trường hợp không quá nghiêm trọng thì mẹ bầu chưa cần phải nhổ răng ngay. Nếu như sinh thường, các mẹ nên chờ ít nhất 6 tuần để cơ thể hồi phục và hormone ổn định rồi mới thực hiện nhổ răng.

Riêng trường hợp sinh mổ do thời gian phục hồi lâu hơn, các mẹ có thể cần đợi từ 8 – 12 tuần. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ để đưa ra thời điểm nhổ răng phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng?

Sau khi sinh mổ từ 8 – 12 tuần và sinh thường ít nhất 6 tuần thì mẹ bỉm có thể thực hiện nhổ răng

Tại sao sau sinh cần hạn chế nhổ răng?

Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú thường không được bác sĩ khuyến khích nhổ răng vì trong quá trình nhổ răng bạn cần phải nhờ đến tác dụng của thuốc giảm đau, thuốc gây tê và chống viêm. Những loại thuốc này rất dễ được hấp thụ vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến trẻ khi ti. 

Trên thực tế thì lượng thuốc giảm đau, gây tê , chống viêm khá nhỏ và chúng có thể nhanh chóng tan hết trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên để thuốc tan hết thì mẹ cũng cần đợi từ 8 đến 12 tiếng sau khi nhổ thì mới có thể cho bé ti lại bình thường. 

Vì vậy, nếu không phải tình trạng răng sâu quá nặng hoặc răng khôn mọc lệch nặng thì bác sĩ thường sẽ không khuyến khích phụ nữ mang thai và sau sinh nhổ răng. Để hạn chế cảm giác khó chịu và đau nhức do răng gây ra, mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian như chườm lạnh, chườm nóng hoặc súc miệng bằng nước muối để xoa dịu cơn đau. 

▷ Bạn có thể đọc để tham khảo thêm: Có bầu nhổ răng được không? Tại sao?

Tại sao sau sinh cần hạn chế nhổ răng?

Lượng thuốc tê, giảm đau và chống viêm sử dụng trong nhổ răng có thể hấp thụ vào sữa mẹ

Đang cho con bú có nhổ răng được không​?

Theo các bác sĩ, mẹ bỉm đang cho con bú vẫn có thể thực hiện các tiểu phẫu nhổ răng như bình thường trong trường hợp sức khỏe của người mẹ ổn định, không mắc các bệnh lý như: viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm nha chu,… Trong trường hợp mẹ mắc các bệnh lý răng miệng cấp tính cần được điều trị mới có thể thực hiện nhổ răng. Ngoài ra, mẹ bỉm mắc các bệnh lý khác như: dị ứng, tiểu đường, rối loạn tim mạch,… cũng cần hạn chế nhổ răng trong giai đoạn này. 

Đang cho con bú có nhổ răng được không​?

Phụ nữ đang cho con bù có thể thực hiện nhổ răng trong trường hợp sức khỏe mẹ ổn định, không mắc các bệnh lý

Khi nào thì nên nhổ răng sau sinh?

Có thể thấy, trên thực tế lượng thuốc tiêm vào mẹ không quá nhiều để gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Nhưng để đảm bảo an toàn và chất lượng sữa cho con thì mẹ bỉm chi nên nhổ răng trong các trường hợp đặc biệt sau:

  • Răng khôn mọc lệch ra má, lợi trùm răng khôn và các trường hợp lệch khác gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của người mẹ. 
  • Răng bị viêm nha chu quá nặng cần được điều trị và loại bỏ sớm để hạn chế ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Viêm tủy có biến chứng
  • Răng sâu bị vỡ gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai

Thời gian nhổ răng sau sinh ảnh hưởng bởi yếu tố nào 

Thời điểm phù hợp để nhổ răng sau sinh không cố định cho tất cả mọi người mà sẽ thay đổi tùy theo từng trường hợp và các yếu tố ảnh hưởng khác nhau.

Tình trạng sức khỏe răng miệng 

Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý răng miệng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhổ răng sau sinh. Nếu chỉ bị sâu răng nhẹ, mẹ có thể trì hoãn vài tháng trước khi thực hiện. Ngược lại, trong trường hợp nghiêm trọng như viêm tủy hoặc áp xe răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng sớm để ngăn ngừa biến chứng.

Tình trạng sức khỏe tổng quát

Trong trường hợp mẹ mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc biệt, việc nhổ răng cần được xem xét cẩn thận và chỉ thực hiện khi sức khỏe đã ổn định.

Phương pháp sinh

Phụ nữ sinh thường có thể nhổ răng sớm hơn so với những người sinh mổ do quá trình phục hồi của cơ thể diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, thời điểm an toàn để nhổ răng cũng được rút ngắn.

Thời gian cho con bú

Một số loại thuốc tê và giảm đau có thể tác động đến chất lượng sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để chọn loại thuốc phù hợp và xác định thời điểm nhổ răng an toàn cho cả mẹ và bé.

Thời gian nhổ răng sau sinh ảnh hưởng bởi yếu tố nào 

Thời gian nhổ răng sau sinh sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và tổng quát của người mẹ

Chăm sóc răng miệng sau nhổ răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.

  • Sau khi nhổ răng, mẹ bầu nên cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút để cầm máu. Trong 24 giờ đầu, tránh súc miệng mạnh, khạc nhổ, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia. 
  • Sau nhổ răng 1 ngày, mẹ bầu có thể đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tuy nhiên nên tránh chạm vào khu vực vừa nhổ răng. 
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
  • Ưu tiên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa chua,… Hạn chế các món cay/nóng/dai/cứng. Uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải độc tố và giữ khoang miệng sạch sẽ.
  • Để giảm sưng đau, có thể chườm đá lạnh bên ngoài vùng má. Nếu cảm thấy đau nhiều, hãy dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để vết thương nhanh chóng hồi phục.
  • Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra vết thương và cắt chỉ (nếu cần).

▷ Bạn có thể xem để biết thêm về cách: Chăm sóc và điều trị nha khoa cho phụ nữ mang thai

Chăm sóc răng miệng sau nhổ răng

Sau khi nhổ răng cần đảm bảo vệ sinh răng miệng và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ

Cách phòng ngừa các vấn đề răng miệng sau sinh

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng sau sinh, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Khám nha khoa định kỳ trong thai kỳ và sau sinh để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và điều trị kịp thời.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột và nước uống có gas. Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D để tăng cường độ chắc khỏe cho răng.
  • Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa các vấn đề răng miệng sau sinh

Phụ nữ trong quá trình mang thai rất dễ bị các bệnh lý về răng miệng do đó cần thăm khám nha khoa định kỳ

Việc chăm sóc răng miệng sau sinh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Hy vọng những chia sẻ của Nha Khoa Kim trong bài viết đã giúp mẹ biết được sau sinh bao lâu thì được nhổ răng, các yếu tố cần lưu ý khi thực hiện cũng như cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. Mẹ bỉm cũng đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ nhằm đảm bảo và hạn chế các bệnh lý răng miệng. 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)