Trẻ chậm mọc răng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười của trẻ sau này. Và chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trẻ chậm mọc răng. Vậy khi trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Nội Dung Chính
Trẻ chậm mọc răng là như thế nào?
Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ. Cụ thể, trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng và đến khoảng 2 tuổi rưỡi thì sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa. Do đó, nếu qua 12 tháng mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng và răng sữa chưa mọc đủ sau 4 tuổi thì đây được xem là mọc răng chậm. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp ngay nha sĩ để tìm hướng xử lý kịp thời.
Chậm mọc răng là tình trạng trẻ sau 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng sữa
Trẻ chậm mọc răng là do đâu?
Trẻ mọc răng chậm có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
- Di truyền từ bố mẹ: Nếu các thành viên trong gia đình có người mọc răng chậm thì nguy cơ cao trẻ cũng phải đối mặt với tình trạng này.
- Do sinh non: Vì thời điểm trẻ ra đời còn quá sớm nên cơ thể chưa nhận được đủ lượng dưỡng chất cần thiết để bé phát triển một cách tốt nhất. Chính vì vậy bé có khả năng mọc răng muộn hơn so với các bé sinh đủ tháng.
- Do các bệnh răng miệng: Các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng,… cũng ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng sữa ở trẻ.
- Thiếu dinh dưỡng: Trong quá trình mọc răng, canxi và vitamin là một trong những dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ quá trình mọc răng ở trẻ. Do đó, việc thiếu hụt canxi và các loại vitamin cần thiết sẽ gây chậm quá trình mọc răng ở trẻ.
Tình trạng thể chất và thiếu hụt chất dinh dưỡng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng là thiếu chất gì?
Bên cạnh các yếu tố khách quan trên thì thiếu hụt các dưỡng chất sau đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến quá trình mọc răng chậm ở trẻ:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất (không đủ 4 nhóm chất cơ bản, nhiều chất béo, ít chất xơ,…)
- Trẻ bị thiếu Canxi – khoáng chất quan trọng trong quá trình phát triển của xương và răng. Khi lượng Canxi trong cơ thể không đủ cung cấp trẻ sẽ mọc răng muộn hơn bình thường.
- Trẻ bị thiếu Vitamin D – Vitamin đóng vai trò hấp thụ Canxi cho cơ thể, khi cơ thể thiếu Vitamin D sẽ cản trở quá trình mọc răng.
- Trẻ bị thiếu Vitamin K2 (hay MK7) – Vitamin đóng vai trò đưa Canxi từ máu tới xương và răng, vì vậy khi cơ thể bị thiếu Vitamin K2 sẽ không đủ hàm lượng Canxi để mọc răng.
- Ngoài ra, trẻ chậm mọc răng cũng có thể do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như hội chứng Down, suy tuyến giáp,…
Trẻ chậm mọc răng có gây nguy hiểm không?
Tình trạng chậm mọc răng không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan, thay vào đó nên đưa trẻ đi thăm khám nha khoa để được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra các biến chứng tiêu cực như:
- Răng vĩnh viễn mọc chậm.
- Răng vĩnh viễn mọc không đều, đẹp.
- Vì răng sữa mọc chậm nên răng vĩnh viễn mọc lên sẽ khiến trẻ có răng 2 hàm. Điều này gây cản trở việc vệ sinh răng miệng, tạo cơ hội cho sâu răng, viêm nướu phát triển.
Trẻ chậm mọc răng không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này nếu không chăm sóc đúng cách
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Nếu không bổ sung đủ vitamin D, vitamin K2, Canxi,…quá trình mọc răng của trẻ sẽ bị gián đoạn. Chính vì vậy, cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ là vấn đề mà bố mẹ nên ưu tiên hàng đầu. Sau đây là một số loại thực phẩm mà bố mẹ nên bổ sung khi trẻ chậm mọc răng:
Thực phẩm giàu Canxi
Canxi được xem là thành phần quan trọng nhất đối với tổ chức răng. Vì vậy, thực phẩm giàu canxi nhất định không được thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ chậm mọc răng. Ở trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi an toàn nhất. Do đó, để đủ lượng canxi cung cấp cho trẻ, mẹ có thể bổ sung bằng các loại viên uống, ăn nhiều hải sản, trứng, sữa,…
Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể tăng cường các món ăn giàu canxi như trứng, cá, đậu, hạt, rau có màu đậm,… vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Lưu ý rằng, ở giai đoạn này mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc chứa canxi mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể vô tình khiến trẻ bị dư thừa canxi và dẫn đến các bệnh sỏi thận, cường giáp, rối loạn tiêu hóa,…
Thực phẩm giàu Vitamin D
Ngoài Canxi, Vitamin D cũng cần thiết cho quá trình mọc răng ở trẻ. Nếu thiếu Vitamin D, lượng Canxi mà cơ thể hấp thu sẽ bị giảm. Lúc này, cơ thể sẽ lấy Canxi trong xương và răng khiến trẻ mọc răng chậm, tăng nguy cơ gãy răng.
Thực phẩm giàu Vitamin K2
Vitamin K2, cụ thể là MK7 có tác dụng vận chuyển canxi từ máu vào trong xương và răng. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ Vitamin K2 cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cải xoăn, sữa tươi, phô mai,…để trẻ không bị mọc răng chậm và có có hàm răng chắc khỏe hơn.
Trái cây và rau xanh
Với trẻ mọc răng chậm, mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây và rau xanh: như xoài, bơ, chuối, đu đủ, cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ,…để bổ sung dinh dưỡng còn thiếu hụt cho trẻ và tăng cường sức đề kháng, giúp bé chống lại các bệnh lý cản trở quá trình mọc răng.
Trẻ chậm mọc răng cần tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, K2 và rau xanh
Trẻ chậm mọc răng nên tránh ăn gì?
Đối với trẻ chậm mọc răng, bố mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ăn những nhóm thực phẩm sau đây:
Thực phẩm nhiều đường
Các loại thực phẩm nhiều đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề răng miệng ở trẻ. Chúng tiết ra các axit làm phá hủy men răng và làm viêm nướu. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng răng mọc chậm, mẹ nên cho trẻ tránh xa các loại thực phẩm này.
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Trong quá trình mọc răng, răng nướu của bé vô cùng nhạy cảm. Việc tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Vì vậy, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn những món này, thay vào đó là ưu tiên những món mềm, lỏng, dễ nuốt.
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo chứa nhiều đường, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Trẻ chậm mọc răng có nên uống thuốc không?
Để biết được trẻ mọc răng chậm có cần uống thuốc không thì bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm là gì, từ đó có kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp.
Trong trường hợp đã thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà vẫn chưa thấy trẻ mọc răng, hãy đưa trẻ đi thăm khám ngay để được kiểm tra, chẩn đoán. Khi có kết quả chính xác bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm chức năng chứa Canxi, vitamin D, vitamin K,…
Trẻ chậm mọc răng có nên sử dụng thuốc hay không, cần có sự thăm khám và đồng ý từ bác sĩ
Chăm sóc trẻ chậm mọc răng cần lưu ý gì?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì còn có một số lưu ý mà bố mẹ cần nắm rõ khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng:
- Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, ăn đúng giấc và hạn chế tối đa việc ăn quá nhiều quà vặt trong ngày.
- Tạo hứng thú cho trẻ khi ăn bằng cách thay đổi thực đơn đa dạng và chế biến món ăn đẹp mắt.
- Cho trẻ hoạt động cơ thể thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, giúp ích cho việc mọc răng.
- Rơ miệng cho trẻ mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Cho bé tắm nắng khoảng 10 – 15 phút vào sáng sớm (trước 9h sáng) để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
- Nếu gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp, bố mẹ nên cho con thăm khám y tế để được kiểm tra và theo dõi sớm nhất.
▷ Hướng dẫn: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Ba mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
Trên đây là những giải đáp của Nha Khoa Kim về tình trạng trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mọc răng của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Đừng quên cho trẻ thăm khám nếu trẻ đã 12 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.