Nguyên nhân nhiệt miệng ở nướu răng và cách điều trị

Nhiệt miệng ở nướu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này lại khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân gây nhiệt miệng ở nướu và cách điều trị hiệu quả nhé!

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở nướu

Phát hiện sớm nhiệt miệng ở nướu sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục. Sau đây một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết tình trạng này:

  • Vết loét ở nướu: Nướu xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng với nhiều kích thước khác nhau, khoảng 1 – 2mm. Những đốm trắng này sẽ to dần lên, mọng nước, gây đau nhức, khó chịu, nhất là khi bạn vô tình chạm vào.
  • Viêm nhiễm: Vết loét có kích thước ngày càng lớn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng nướu sưng, tấy đỏ bất thường.
  • Đau rát: Đây là tình trạng không thể tránh khỏi khi bị nhiệt miệng. Đặc biệt là khi ăn uống, thức ăn chạm vào chỗ vết loét có thể gây đau rát, khó chịu, khiến người bệnh ăn không ngon miệng, ăn ít, không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở nướu

Nhiệt miệng ở nướu là tình trạng nướu xuất hiện các vết rách, loét nhỏ gây đau nhức, khó chịu

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở nướu

Nhiệt miệng ở nướu (loét miệng ở nướu) là tình trạng phần nướu răng xuất hiện một vết loét hoặc vết rách có kích thước nhỏ, không quá sâu. Tình trạng này xảy ra do vô tình cắn vào nướu khi ăn uống hoặc do các bệnh lý khác tác động. 

Thông thường, nhiệt miệng ở nướu sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày và sau đó sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho xuất khỏe. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cảm giác đau nhức ngày càng nhiều thì bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất có thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng ở nướu. Theo dân gian, vết loét hình thành ở nướu là do nóng trong người, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, cơ thể phản ứng với sự thay đổi của thời tiết, nóng bức kéo dài,… Còn theo y khoa, tình trạng này là do:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu kéo dài.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Tổn thương ở vùng nướu, miệng.
  • Thói quen ăn uống không khoa học.
  • Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, acid folic, sắt,…

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở nướu

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng và rối loạn nội tiết tố là những nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng ở nướu

Cách trị nhiệt miệng ở nướu

Thông thường, sau 7 – 10 ngày các vết loét ở nướu sẽ tự biết mất mà không cần phải điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,…bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp và lên phác đồ điều trị cụ thể để nhiệt miệng mau khỏi mà không để lại biến chứng cho sức khỏe.

Trong thời gian điều trị nhiệt miệng ở nướu, bạn cần tuân thủ các điều sau đây:

  • Tránh xa những thực phẩm nóng, có vị cay, mặn vì sẽ làm kích thích đến vết loét, khiến nó lâu lành hơn.
  • Uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự ý uống hoặc bỏ thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng nhẹ nhàng để hạn chế chạm vào vết loét, gây đau đớn và khiến chúng bị rách, chảy máu, viêm nhiễm.
  • Sử dụng ống hút để uống nước trong thời gian này để tránh tiếp xúc trực tiếp với vết loét.
  • Uống từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây tươi ít đường, giàu vitamin để giải nhiệt cho cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả để nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng từ bên trong.

Trường hợp người tiểu đường bị nhiệt miệng ở nướu cần chú ý khi dùng thuốc kháng viêm vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe của mình.

▷ Tham khảo thêm: 09 Cách trị nhiệt miệng khỏi nhanh trong 1 ngày

Cách trị nhiệt miệng ở nướu

Ăn uống khoa học, súc miệng bằng nước muối và xây dựng và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở nướu

Nhiệt miệng ở nướu nên ăn gì, kiêng gì?

Trong thời gian điều trị nhiệt miệng ở nướu bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để rút ngắn quá trình hồi phục.

Nhiệt miệng nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm mà bạn cần bổ sung để rút ngắn quá trình nhiệt nhiệt ở nướu:

  • Canh rau ngót: Món ăn này không chỉ kích thích sự ngon miệng mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, canh rau ngót còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi nhiệt miệng như vitamin C, chất cơ, canxi, kẽm, sắt, photpho,…
  • Canh khổ qua: Khổ qua có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể hiệu quả. Khi được nấu chín nhừ, món canh này cũng thích hợp dùng trong lúc vết loét ở nướu bị đau.
  • Cháo cá lóc: Các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo luôn được ưu tiên khi vết loét miệng ở lưỡi bị sưng tấy, đau nhức. Món cháo cá lóc không những thơm ngon mà còn bổ dưỡng, thích hợp để bồi bổ cơ thể.
  • Sữa chua: Thành phần Lactobacillus acidophilus có trong sữa cho có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giúp làm cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra.
  • Rau củ quả: Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể, qua đó làm giảm tổn thương ở niêm mạc, giúp các vết loét ở nướu nhanh chóng lành lại.

▷ Tham khảo thêm: Nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà

Bị nhiệt miệng nên kiêng gì?

Đồng thời, khi bị nhiệt miệng ở nướu, bạn nên kiêng một số thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm cay nóng: Những thực phẩm này có thể làm cho vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm giàu acid: Hạn chế ăn cam, bưởi, chanh,…khi bị nhiệt miệng vì chúng sẽ làm cho vết loét dễ bị lan rộng ra.
  • Đồ chiên rán: Những món ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm khoang miệng bị khô, điều này khiến cho tình trạng nhiệt miệng ở nướu ngày càng nặng hơn.
  • Rượu bia, cà phê, nước ngọt: Nếu bạn không muốn vết loét ở nướu trở nên to và lâu lành hơn thì nên tránh xa những loại đồ uống này.
  • Thức ăn ngọt: Đường trong các món ăn ngọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng sinh sôi, phát triển. Khi đó chúng sẽ tấn công vết loét nhiệt miệng khiến chúng lâu lành và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Nhiệt miệng ở nướu nên ăn gì, kiêng gì?

Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đường, đồ chiên rán và cay nóng sẽ gây kích thích lên phần nướu bị loét

Nhiệt miệng ở nướu là bệnh lý phổ biến và không phải là tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu thấy thời gian phục hồi quá lâu, kéo dài hơn 2 tuần thì nên đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám sức khỏe cẩn thận, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp. Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm hạn chế và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn. 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)