Viêm gai lưỡi thường xảy ra do một số nguyên nhân như: stress, hút thuốc lá, thiếu hụt vitamin,… Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu về hình ảnh viêm gai lưỡi, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này ngay sau đây nhé!
Nội Dung Chính
Viêm gai lưỡi là gì?
Viêm gai lưỡi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở những vị trí có hình nấm trồi lên ở phần đầu và hai bên bề mặt lưỡi, hay còn được gọi là gai lưỡi, nhú lưỡi. Bệnh khiến lưỡi sưng tấy, thay đổi màu sắc và xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Viêm gai lưỡi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần đầu và hai bên bề mặt lưỡi
Hình ảnh nhận biết bệnh viêm gai lưỡi
Để có thể nhận biết tình trạng viêm gai lưỡi, bạn có thể dựa trên một số hình ảnh theo từng giai đoạn như sau:
Hình ảnh biết bệnh viêm gai lưỡi ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu khi phát bệnh, lưỡi sẽ bắt đầu có dấu hiệu sưng đỏ như sau:
Hình ảnh bệnh viêm gai lưỡi giai đoạn 2
Ở giai đoạn phát triển, các gai lưỡi sẽ có dấu hiệu sưng to hơn với bình thường, gây đau rát và khó chịu cho người bệnh khi ăn uống.
Hình ảnh viêm gai lưỡi ở giai đoạn cuối
Ở giai đoạn này, các gai lưỡi bắt đầu có dấu hiệu giảm sưng đỏ
▷ Xem thêm: 20+ Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ giúp mẹ nhận biết bệnh lý sớm
Nguyên nhân gây viêm gai lưỡi là gì?
Viêm gai lưỡi chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Cơ thể thiếu vitamin B12 và acid folic
Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 và acid folic nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng viêm gai lưỡi. Khi đó, đầu lưỡi và quanh lưỡi sẽ bị sưng đỏ, khiến việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn.
Mắc các bệnh lý răng miệng
Viêm nướu, viêm lợi, khoang miệng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cùng với việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công lưỡi, từ đó dẫn đến viêm gai lưỡi.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, chứa nhiều acid hay uống các chất kích thích như rượu bia, cafe sẽ dễ làm lưỡi bị kích ứng – một trong những nguyên nhân khiến các nhú trên bề mặt lưỡi bị viêm.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, bệnh lý và các thay đổi trong nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gai lưỡi
Căng thẳng thường xuyên
Khi cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ dễ làm chán ăn, mất ngủ. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, khiến bạn dễ mắc phải các bệnh lặt vặt, trong đó có viêm gai lưỡi.
Sự thay đổi nội tiết tố
Khi nội tiết tố bị thay đổi, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với môi trường xung quanh. Lúc này, bạn sẽ dễ mắc phải các vấn đề ở răng miệng và viêm gai lưỡi là một trong số đó.
Những tổn thương vật lý
Việc vô tình nhai, cắn lưỡi sẽ làm lưỡi bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công lưỡi và dẫn đến viêm nhiễm.
Yếu tố cơ địa
Viêm gai lưỡi có thể là do tác dụng phụ của một số loại dược phẩm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm. Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như: thuốc xạ trị, hóa trị ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chẹn beta, thuốc kháng viêm,…
Dấu hiệu nhận biết viêm gai lưỡi
Bạn không chắc rằng mình có bị viêm gai lưỡi hay không, hãy dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Bề mặt lưỡi xuất hiện vết nứt gây đau rát, nhất là khi ăn uống, nói chuyện
- Lưỡi không còn màu hồng mà chuyển sang màu đỏ, đi kèm là các đốm trắng
- Lưỡi có cảm giác ngứa, rát
- Gai lưỡi sưng thành cục nhỏ và tấy đỏ
Bề mặt lưỡi xuất hiện các vết nứt, phần gai lưỡi có dấu hiệu sưng đỏ kèm theo đau nhức là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm gai lưỡi
Viêm gai lưỡi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm gai lưỡi có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Thông thường bệnh kéo dài từ 1 – 2 ngày và sau đó các triệu chứng sẽ dần biến mất nếu biết vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.
Tuy nhiên, nó lại gây đau đớn, khó chịu, làm mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến việc uống và trò chuyện. Về lâu dài sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, suy nhược cơ thể.
Vì vậy, khi bị viêm gai lưỡi người bệnh cần phải theo dõi và có chế độ chăm sóc phù hợp để góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh, tránh làm khu vực viêm nhiễm lan rộng. Nếu thấy tình trạng này không thuyên giảm cùng xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Lúc này, có thể gai lưỡi bị viêm là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý khác như:
- U nhú tế bào có vảy
- Giang mai
- U Xơ
- U nang bạch huyết
- Ung thư miệng
Bệnh viêm gai lưỡi không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh
Cách điều trị bệnh viêm gai lưỡi tại nhà
Trường hợp viêm gai lưỡi ở mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các biện pháp sau đây:
Bổ sung vitamin B12 và acid folic
Bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và acid folic như: cá ngừ, cá hồi, hải sản, thịt đỏ, trứng, đậu phộng, rau xanh, măng tây, chuối, bơ, trái cây có múi, khoai tây, ngũ cốc thô, sản phẩm từ sữa,..
Uống nhiều nước lọc
Nước lọc giúp cơ thể đào thải độc tố, loại bỏ các chất cặn bã, trong đó có vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngoài ra, uống nhiều nước lọc còn giúp giảm bớt các triệu chứng khô rát, khó chịu, sưng tấy do viêm gai lưỡi gây ra. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm trên bề mặt lưỡi.
Cách thực hiện: Hòa tan 1 thìa muối vào 250ml nước ấm. Ngậm một ngụm nước muối và súc miệng kỹ trong vòng 30s, sau đó nhổ ra ngoài. Thực hiện lặp đi lặp lại từ 2 – 3 lần/ngày.
Hạn chế thức ăn cay, chua, nóng, cứng
Thức ăn cay, chua, nóng, cứng có thể làm lưỡi bị kích ứng và tăng triệu chứng viêm gai lưỡi. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm này.
- Thực phẩm nóng: canh nóng, lẩu nóng, trà, cafe nóng,…
- Thực phẩm cay: các món ăn được chế biến với nhiều ớt, tiêu,…
- Thực phẩm chua: cam, quýt, chanh, bưởi, dưa chua, dấm, các món ăn lên men,…
- Thực phẩm cứng: bánh quy, ổi, mía, các loại hạt và kẹo,…
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Paracetamol hoặc Ibuprofen sẽ làm giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu và đẩy nhanh quá trình phục hồi của lưỡi.
Liều dùng:
- Paracetamol: 10 – 15mg/kg/liều, khoảng cách giữa các liều là từ 4 – 6 giờ. Đối với người lớn, liều dùng không quá 4g/ngày. Đối với trẻ càng nhỏ tuổi, liều dùng tối đa càng tháp.
- Ibuprofen: 7 – 10mg/kg/liều, khoảng cách giữa các liều là từ 6 – 8 giờ. Đối với người lớn liều tối đa khuyến cáo là 1200mg/ngày và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi là 40mg/kg/ngày.
*Lưu ý: Chỉ được sử dụng thuốc giảm đau khi đã thăm khám và nhận được sự đồng ý từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự kê đơn và sử dụng thuốc khi không có sự giám sát từ bác sĩ.
Súc miệng bằng nước muối và đảm bảo chế độ ăn uống khoa học giúp làm giảm tình trạng bệnh viêm gai lưỡi
Cách điều trị bệnh viêm gai lưỡi bằng thuốc
Để điều trị viêm gai lưỡi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng virus để loại bỏ những ổ viêm. Cụ thể như:
Clotrimazol
Clotrimazol là thuốc kháng nấm, thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm Candida và gây nên tình trạng viêm gai lưỡi. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nấm trong khoang miệng và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Cách sử dụng: Dùng viên ngậm 10mg, ngậm 3 lần mỗi ngày.
Corticoid
Không chỉ làm giảm các triệu chứng của viêm gai lưỡi thuốc còn giúp làm dịu cơn đau và sưng tấy ở lưỡi.
Cách sử dụng: Thoa một lớp mỏng lên vùng gai lưỡi bị viêm từ 1 – 2 lần/ngày.
Nystatin
Nystatin là thuốc kháng sinh được bào chế từ dịch streptomyces noursei, thường được bác sĩ kê đơn để chữa viêm gai lưỡi.
Cách sử dụng: Uống từ 1 – 2 viên/lần và 3 – 4 lần/ngày.
*Lưu ý: Chỉ được sử dụng thuốc giảm đau khi đã thăm khám và nhận được sự đồng ý từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự kê đơn và sử dụng thuốc khi không có sự giám sát từ bác sĩ.
Clotrimazol, Corticoid và Nystatin là các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm gai lưỡi
Cách phòng và chăm sóc người bệnh viêm gai lưỡi
Để giảm bớt các triệu chứng viêm gai lưỡi, đồng thời tăng cơ hội phục hồi nhanh chóng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên đánh răng với bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn để ngăn vi khuẩn gây bệnh có cơ hội sinh sôi, phát triển.
- Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng, stress kéo dài, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá vì đây là những yếu tố có thể làm bệnh viêm gai lưỡi tiến triển nặng hơn.
- Tăng cường bổ sung rau củ, trái cây, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin B12 và acid folic vào thực đơn hằng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm cay, nóng, có tính acid,…vì có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng.
- Uống nhiều hơn 2L nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm niêm mạc lưỡi.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Uống nhiều nước, vệ sinh răng miệng sạch và giữ chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn chạn và giảm thiểu tình trạng viêm gai lưỡi
Hy vọng qua những hình ảnh viêm gai lưỡi mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn nhận biết bệnh lý một cách nhanh chóng và có phương án xử lý kịp thời. Tốt nhất người bệnh nên chữa trị sớm để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.