Lưỡi nổi hạt đỏ thường đi kèm với cảm giác cộm vướng, đau nhức, khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Vậy lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì và cách xử trí ra sao? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để có câu trả lời.
Nội Dung Chính
Lưỡi nổi hạt đỏ là bệnh gì?
Lưỡi nổi hạt đỏ là tình trạng bề mặt mặt lưỡi xuất hiện các nốt màu đỏ với nhiều kích cỡ khác nhau. Những nốt đỏ này không chỉ gây đau rát, cộm vướng, khó chịu khi ăn nhai mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề về sức khỏe sau đây:
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải. Nguyên nhân là do sự tấn công của virus làm khả năng miễn dịch của miệng và niêm mạc lưỡi bị suy giảm.
Một trong các triệu chứng của nhiệt miệng là các nốt đỏ nổi lên ở mô mềm trên nướu, đầu lưỡi, bên trong môi, má,…Những nốt đỏ do nhiệt miệng gây ra thường gây cảm giác đau rát mỗi khi ăn nhai. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nhanh chóng biến mất sau 7 – 10 ngày.
▷ Xem thêm: Top 11 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả
Viêm lưỡi
Viêm lưỡi là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc lưỡi bị vi khuẩn hoặc nấm tấn công. Ngoài ra, viêm lưỡi cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, dị ứng với các thành phần có trong nước súc miệng,…
Các triệu chứng viêm lưỡi có thể kể đến như lưỡi sưng tấy, bề mặt lưỡi trơn nhẵn, lở loét, xuất hiện nốt đỏ ở đầu lưỡi,…
Nhiễm nấm
Bạn có thể bị nhiễm nấm nếu như không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Biểu hiện của căn bệnh này là cuống lưỡi nổi hạt đỏ, đau rát lưỡi, giảm vị giác,…
U nhú tiền đình Papillomatosis
Nguyên nhân gây u nhú tiền đình Papillomatosis là do các tế bào gai ở phía dưới mô biểu bì phát triển quá mức.
Biểu hiện của bệnh lý này là mụn thịt nổi lên ở lưỡi hoặc bất cứ vị trí nào trong khoang miệng, các nốt mụn có thể mọc thành dải hoặc mọc đối xứng nhau. Mụn thường có màu đỏ hồng, có cuống riêng, khó vỡ và sẽ dần dần teo lại theo thời gian.
Mụn rộp sinh dục
Lưỡi nổi hạt đỏ rát có thể là triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng. Đây là một trong những bệnh xã hội phổ biến mà nhiều người mắc phải.
Khi bị mụn rộp sinh dục, lưỡi của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn rộp. Các nốt mụn này sẽ sưng tấy và phồng to theo thời gian gây cảm giác đau rát, khó chịu vô cùng. Cảm giác này càng nặng nề hơn khi người bệnh ăn uống, nói chuyện, các nốt mụn có thể vỡ ra và gây viêm nhiễm.
Thường thì sau 1 – 2 tuần, những biểu hiện trên sẽ biến mất. Tuy nhiên, nó không tự khỏi mà sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, khi gặp phải bệnh lý này bạn nhất định không được chủ quan.
Sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh lý do virus HPV – Human Papilloma virus gây ra. Bệnh lý này chủ yếu lây truyền qua đường miệng, đường tình dục.
Khi bị sùi mào gà, ban đầu, lưỡi và miệng của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn đỏ nhưng không đau, không ngứa. Theo thời gian, nốt mụn sẽ càng lớn và lan rộng. Mụn thường mọc thành cụm, nhìn giống như mào gà, gây khó khăn cho hoạt động giao tiếp và ăn uống.
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là căn bệnh hình thành từ tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong khoảng thời gian dài mà không được điều trị.
Bệnh lý này có các triệu chứng như: lưỡi thay đổi màu sắc, xuất hiện nốt đỏ, có các vết loét gây đau, chảy máu, cử động lưỡi khó khăn, hơi thở có mùi hôi khó chịu,…
▷ Xem thêm: Lưỡi nổi mụn thịt là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết các bệnh ở lưỡi
Bên cạnh nổi đốm đỏ thì lưỡi khi mắc các bệnh lý thường xuất hiện và đi kèm với các triệu chứng khác như:
Màu sắc lưỡi
Lưỡi của người bình thường có màu đỏ tươi, tuy nhiên khi bị bệnh lưỡi có thể thay đổi về màu sắc như sau:
- Lưỡi nhạt đi là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang suy nhược, thiếu màu và thiếu sắc
- Lưỡi đỏ, vùng niêm mạc lưỡi có màu vàng và nhớt là dấu hiệu cho thấy lưỡi có thể đang bị viêm, suy tim hoặc sốt ban đỏ
- Lưỡi chuyển sang màu sẫm đen thường là do sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc do vi khuẩn gây ra.
- Lưỡi chuyển sang màu tím là dấu hiệu cho thấy việc lưu thông máu trong cơ thể diễn ra kém hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim mạch
Bề mặt lưỡi
Lưỡi khi bị bệnh thường xuất hiện nhiều thay đổi trên bề mặt như:
- Lớp màu trắng phủ trên bề mặt lưỡi biến mất, lưỡi khô hơn và xuất hiện các vết nứt
- Các gai lưỡi bị mất hoặc teo, đồng thời xuất hiện các đường màu trắng trên bề mặt lưỡi
- Lưỡi có dấu hiệu loét và xuất hiện các nốt viêm
- Lưỡi bị nhiễm nấm thường xuất hiện các mảng đỏ
Cách điều trị lưỡi nổi hạt đỏ
Theo các bác sĩ, để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi nốt đỏ ở lưỡi là do bệnh lý hay sinh lý, trước tiên bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám trực tiếp.
Dựa vào kết quả khám lâm sàng, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…để tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng nốt đỏ, đau rát, ngứa ở lưỡi.
Bệnh nhân cần lưu ý sử dụng đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc để tránh những tác dụng ngoài ý muốn.
Điều trị chuyên sâu
Đối với các trường hợp nặng hơn, bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu khác. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh.
Các biện pháp phòng tránh bệnh về lưỡi
Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh nguy cơ lưỡi nổi hột đỏ cũng như một số bệnh lý khác về lưỡi:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Giữ cho răng miệng luôn được sạch sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây hại. Cụ thể bạn cần:
- Đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưới và gây bệnh.
- Súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn, giúp hơi thở luôn được thơm tho.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn xong để loại bỏ vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng một cách triệt để.
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây trong các bữa ăn hàng ngày để tăng hiệu quả làm sạch tự nhiên cho răng miệng đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, nhiều đường,…
Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cần thiết cho khoang miệng, tránh miệng bị khô và có mùi hôi.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nhau khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của sức khỏe răng miệng, đặc biệt là tình trạng đầu lưỡi có hạt đỏ. Từ đó tìm ra phương án khắc phục kịp thời và có hiệu quả, tránh phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Lưỡi nổi hạt đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline: 1900 6899 của Nha Khoa Kim để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.