Hướng dẫn cách làm sạch lưỡi đúng tại nhà

Trên thực tế, có rất ít người quan tâm đến việc vệ sinh và cách làm sạch lưỡi mỗi ngày. Đây là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi và gặp phải các bệnh lý về lưỡi. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu về cách vệ sinh lưỡi đúng cách để giữ hơi thở luôn thơm mát và lưỡi khỏe mạnh bạn nhé!

Có cần vệ sinh lưỡi không?

Ngoài răng và nướu, lưỡi cũng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại cùng mảng bám và thức ăn thừa. Vì vậy, vệ sinh lưỡi đúng cách là bước không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng hàng ngày, giúp hơi thở luôn thơm mát và ngăn ngừa các bệnh về lưỡi.

Tuy nhiên hiện nay, rất ít người biết cách làm sạch lưỡi sao cho đúng, thậm chí là bỏ qua hoàn toàn việc làm sạch lưỡi hàng ngày. Theo các chuyên gia, thói quen vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ đến cho bạn những lợi ích sau:

Có cần vệ sinh lưỡi không?

Vệ sinh lưỡi thường xuyên giúp giảm hôi miệng và ngăn chặn mảng bám trắng hiệu quả

Giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Thói quen vệ sinh lưỡi mỗi ngày giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại bám trên bề mặt lưỡi một cách đáng kể. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Giảm mùi hôi miệng

Khi chúng ta ăn uống, một số thức ăn có mùi thường sẽ bám trên bề mặt lưỡi. Tuy nhiên, do màu sắc của lưỡi mà ít ai nhận thấy điều này. Trong đó có chất volatile là chất gây ra mùi hôi miệng. Khi vệ sinh lưỡi đúng cách, bạn có thể loại bỏ đến 75% lượng hợp chất này.

Giảm mảng bám ở lưỡi

Mảng bám thức ăn rất dễ bám dính trên bề mặt lưỡi. Nếu không vệ sinh lưỡi sạch sẽ hàng ngày sẽ làm xuất hiện các mảng bám có mùi trắng đục. Đây là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng và bệnh nấm lưỡi thường gặp.

Cảm nhận hương vị tốt hơn

Vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi. Nhờ đó mà bạn có thể cảm nhận tốt hơn hương vị của các món ăn, đặc biệt là món ăn chứa nhiều đường và acid citric.

Bao lâu nên vệ sinh lưỡi?

Tương tự như đánh răng, bạn nên vệ sinh lưỡi khoảng 2 lần/ngày và nên làm hằng ngày. Nếu không vi khuẩn và mảng bám sẽ tích tụ, tồn đọng ngày càng nhiều trên bề mặt lưỡi, khiến hơi thở có mùi hôi và vị giác bị ảnh hưởng.

▷ Xem thêm: Cạo lưỡi mỗi ngày có nên không? Cách vệ sinh lưỡi đúng cách tại nhà

Bao lâu nên vệ sinh lưỡi?

Làm sạch lưỡi mỗi ngày là điều cần thiết giúp loại bỏ và ngăn chặn vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng

Cách làm sạch lưỡi bị trắng ở người lớn và trẻ nhỏ

Có nhiều cách vệ sinh lưỡi đơn giản, hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng

Tuy sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm không quá hiệu quả bằng dụng cụ nạo lưỡi chuyên dụng, nhưng chúng vẫn giúp đảm bảo làm sạch lưỡi ở mức cơ bản nhất. 

Cách thực hiện: Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm chà dọc theo phần cuốn lưỡi, đặc biệt ở những nơi xuất hiện nhiều mảng trắng. Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để làm sạch các cặn bẩn và nước bọt thừa trong khoang miệng. 

Vệ sinh lưỡi bằng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch và ngăn ngừa tình trạng sâu răng mà chúng còn giúp làm sạch lưỡi hiệu quả hơn. Ngăn chặn mảng bám trên răng và lưỡi, giảm thiểu việc hơi thở có mùi hôi khó chịu. 

▷ Tham khảo thêm: Cách sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn đúng cách

Cách làm sạch lưỡi bằng dụng cụ nạo lưỡi

Dụng cụ nạo lưỡi là thiết bị chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và bợn trắng trên lưỡi.

Cách thực hiện: đầu tiên bạn thè lưỡi ra rồi đưa dụng cụ nạo lưỡi từ trong ra ngoài, cố gắng chải từ phần lưỡi sâu phía trong. Vì đây là nơi tồn đọng nhiều vi khuẩn, mảng bám, thức ăn thừa. Sau đó súc miệng lại với nước để rửa trôi phần vừa cạo.

Cách làm sạch lưỡi bằng dụng cụ nạo lưỡi

Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ nạo chuyên dụng giúp loại bỏ hiệu quả các mảng bám và vi khuẩn tích tụ sau khi ăn

Cách làm sạch lưỡi tại nhà bằng lô hội

Lô hội có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp loại bỏ mảng trắng trên lưỡi.

Cách thực hiện: Trước tiên, bạn cần rửa sạch lô hội, tách bỏ vỏ và lấy phần thịt bên trong. Sau đó, đem ép lấy nước và sử dụng để súc miệng. Nên thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Cách dùng mật ong làm sạch lưỡi

Mật ong là nguyên liệu lành tính, đồng thời nó cũng chứa nhiều hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Cách thực hiện: Cho 1 – 2 thìa mật ong vào ly nước ấm rồi khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng trong vài phút. Sau đó, nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.

Vệ sinh lưỡi bằng nước muối

Muối có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và tế bào chết tồn đọng khiến lưỡi bị trắng.

Cách thực hiện: Rắc muối trực tiếp lên bề mặt lưỡi rồi chà lưỡi với bàn chải đánh răng lông mềm trong khoảng 1 phút. Sau đó, súc miệng lại với nước cho sạch.

Sử dụng tinh bột nghệ

Nghệ có các thành phần có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống vô vi hóa vô cùng hiệu quả. Vì vậy, nghệ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm sạch lưỡi bị trắng.

Cách thực hiện: Hòa tan tinh bột nghệ với nước ép cam quýt theo tỷ lệ 1:3. Sau đó sử dụng dung dịch này chà xát lên bề mặt lưỡi khoảng 2 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.

Cách sử dụng tỏi làm sạch lưỡi

Không chỉ tốt cho sức khỏe, tỏi còn là nguyên liệu giúp làm sạch lưỡi bị trắng hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn có thể sử dụng tỏi sống hoặc nước ngâm tỏi súc miệng mỗi ngày để làm sạch lưỡi và khoang miệng.

Các dụng cụ vệ sinh lưỡi phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 3 loại dụng cụ vệ sinh lưỡi phổ biến:

Đồ cạo lưỡi bằng inox

Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn nên bạn có thể dễ dàng mang theo bên mình. Cạo lưỡi inox hoàn toàn không gỉ, giúp loại bỏ gần như triệt để mảng bám, từ đó giảm thiểu tình trạng hôi miệng.

Que cạo lưỡi bằng nhựa

Que cạo lưỡi bằng nhựa có độ dài như que tăm nhưng kích thước lớn hơn. Sản phẩm sở hữu thiết kế sinh học êm ái, độc đáo mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Rơ lưỡi silicone

Rơ lưỡi silicone có các sợi tơ mềm mại, giúp chải sạch mọi mảng bám thức ăn trên lưỡi. Sản phẩm có thiết kế vừa vặn, dễ dàng đeo vào và tháo ra, đặc biệt là có thể khắc phục được tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ.

Các dụng cụ vệ sinh lưỡi phổ biến hiện nay

Các loại dụng cụ nạo lưỡi chuyên dụng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay

Lưu ý cần biết khi vệ sinh và làm sạch lưỡi tại nhà

Khi đã biết cách vệ sinh lưỡi đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Thay hoặc vệ sinh dụng cụ cạo lưỡi

Cũng giống như bàn chải đánh răng, bạn nên thay mới dụng cụ cạo lưỡi định kỳ 3 tháng/lần. Ngoài ra, sau mỗi lần sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Vệ sinh lưỡi nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh

Khi vệ sinh lưỡi, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng với lực vừa phải để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn. Không nên thực hiện với lực quá mạnh vì có thể làm lưỡi truầy xước, chảy máu. Từ đó, tạo ra các rãnh cười rất xấu trên lưỡi và có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Nếu thấy lưỡi bị tổn thương, hãy ngừng việc vệ sinh lưỡi trong một vài ngày và tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị. Sau thời gian này, hãy thử cạo lưỡi một cách nhẹ nhàng hơn.

Tạo thói quen vệ sinh lưỡi

Bạn nên tạo cho mình thói quen vệ sinh lưỡi 2 lần/ngày. Bởi nếu không thường xuyên vệ sinh lưỡi sẽ khiến vi khuẩn liên tục tích tụ trên bề mặt lưỡi và dẫn đến các bệnh lý răng miệng. 

Lưu ý cần biết khi vệ sinh và làm sạch lưỡi tại nhà

Khi vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh làm tổn thương đến lưỡi

Đảm bảo vệ sinh và làm sạch lưỡi mỗi ngày giúp ngăn chặn sự phát triển và tích tụ của mảng bám trắng trong miệng. Đồng thời giúp giảm mùi hôi miệng và cách bệnh lý khác. Hy vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim cung cấp ở bài viết trên bạn đã biết cách vệ sinh lưỡi đúng cách. Từ đó, giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng, giảm tình trạng hôi miệng để bạn luôn tự tin khi giao tiếp.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)