Bên cạnh dây cung và mắc cài thì dây thun niềng răng cũng là một trong những khí cụ quan trọng, đóng góp rất lớn đến kết quả của quá trình chỉnh nha. Chúng thường được sử dụng trong niềng răng mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của loại khí cụ này, mời bạn cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Dây thun niềng răng là gì?
Thun chỉnh nha là loại thun có độ đàn hồi cao, được sử dụng để tạo lực kéo cho răng bằng cách gắn trực tiếp lên mắc cài và móc từ răng hàm này sang răng hàm đối diện tương ứng. Từ đó giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Dây thun niềng răng là loại khí cụ được sử dụng trong niềng răng giúp siết và kéo răng về vị trí mong muốn
Thun chỉnh nha không phải là chỉ định bắt buộc cho mọi trường hợp niềng răng. Việc sử dụng loại khí cụ này hay không còn phụ thuộc vào tình trạng hàm, khớp cắn của bệnh nhân cũng như yêu cầu của bác sĩ nha khoa.
Vì vậy, mặc dù thun chỉnh nha đóng vai trò quan trọng nhưng nếu trong quá trình niềng răng bệnh nhân không sử dụng nó thì cũng là chuyện hết sức bình thường.
Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để tạo lực dịch chuyển các răng về vị trí mong muốn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dây thun niềng răng kèm theo để tạo lực kết hợp.
Trường hợp răng khấp khểnh
Với trường hợp răng khấp khểnh, để các răng dịch chuyển về đúng vị trí hoàn toàn, lực siết từ mắc cài và dây cung là chưa đủ. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm dây thun để hỗ trợ kéo răng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trường hợp răng hô
Răng hô là tình trạng răng hàm trên phát triển quá mức so với răng hàm dưới. Với tình trạng răng hô, dây chun niềng răng sẽ được sử dụng để gắn vào móc phía trước của răng hàm trên và nối với móc phía sau của răng hàm dưới để kéo các răng trên về phía sau và các răng dưới ra phía trước.
Trường hợp răng móm
Răng móm là tình trạng răng hàm dưới phủ bên ngoài răng hàm trên. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng dây thun để tác động một lực vừa đủ lên răng hàm trên nhằm kéo răng hàm trên ra ngoài.
Trường hợp sai lệch khớp cắn
Với trường hợp khớp cắn sai lệch như khớp cắn hở, khớp cắn ngược, khớp cắn sâu,…dây chun niềng răng có tác dụng căn chỉnh vị trí các răng hàm trên và dưới phù hợp với khớp cắn, giúp khắc phục triệt để tình trạng sai lệch.
Dây thun niềng răng giúp tạo ra lực siết kéo răng di chuyển về vị trí mong muốn
Các loại dây thun niềng răng phổ biến
Dây cung chỉnh nha có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ được sử dụng cho từng trường hợp khác nhau. Cụ thể như sau:
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là một dải cao su hình tròn với đường kính chỉ khoảng 1cm. Được đặt giữa các răng để tạo khoảng trống vừa đủ, giúp quá trình đặt khẩu (band) niềng răng thuận tiện và dễ dàng hơn.
Các band niềng răng có nhiệm vụ giữ dây cung chắc chắn và chịu lực tốt, nhờ vậy giúp điều chỉnh các răng sai lệch về đúng vị trí một cách hiệu quả.
Thun tách kẽ sẽ được đặt giữa các răng nhằm tạo khoảng trống cho band niềng răng
Thun liên hàm
Thun liên hàm cũng được làm từ chất liệu cao su với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng so với thun tách kẽ thì thun liên hàm có đường kính lớn hơn.
Thun liên hàm được móc vào Hooks ở răng hàm trên lẫn hàm dưới, một số trường hợp thun liên hàm có thể gắn vào vị trí cắm Minivis. Mục đích là để kéo răng khấp khểnh, răng chìa ra trước quá nhiều, răng mọc lệch hẳn về phía trên về đúng vị trí hoặc để khắc phục tình trạng khớp cắn hở.
Thun liên hàm được sử dụng trong các trường hợp niềng răng lệch lạc, khắp khểnh
Thun liên hàm có thể tháo ra dễ dàng, bạn nên sử dụng tối thiểu 20h/ngày để đem lại hiệu quả tối ưu. Vì được sử dụng để tạo lực điều chỉnh hướng răng nên bạn cần thay khí cụ này 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh và hỗ trợ răng dịch chuyển liên tục.
Thun buộc tại chỗ
Thun buộc tại chỗ (còn được gọi là thun chuỗi) là một dải cao su có nhiều vòng tròn, dùng để gắn phía trên mắc cài để đóng khoảng răng thưa, giúp dịch chuyển các răng sát khít lại với nhau và sắp đều trên cung hàm.
Thun buộc tại chỗ được sử dụng trong trường hợp niềng răng thưa
Thun kéo
Thun kéo là loại thun niềng hoạt động theo cơ chế trượt, giúp điều chỉnh khớp cắn và các răng sai lệch về đúng vị trí. Nhờ đó mà quá trình sếp đều các răng được diễn ra nhanh hơn.
Bác sĩ sẽ gắn một đầu thun kéo ở mắc cài hàm trên, đầu còn lại được gắn với mắc cài hàm dưới, đảm bảo thun thẳng đứng hoặc nằm chéo giữa hai hàm là được.
Thun kéo hoạt động theo cơ chế trượt giúp nắn chỉnh khớp cắn và đưa răng về đúng vị trí
▷ Tham khảo: Tổng Chi Phí Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Giá Niềng 2024
Thời gian theo dây chun niềng răng bao lâu?
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định đeo dây thun chỉnh nha đúng và đủ thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian đeo dây thun tối thiểu là 20 giờ mỗi ngày, cho đến khi các răng thẳng hàm, khuôn miệng cân đối thì mới ngưng sử dụng.
Để đạt được hiệu quả cao cần đeo thun niềng răng ít nhất 20 tiếng/ngày
Đeo dây chun niềng răng có đau không?
Những ngày đầu đeo dây thun, bạn sẽ có cảm giác hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách giảm đau hiệu quả để cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thời gian đeo khí cụ này.
Thời gian đầu khi mới đeo thun niềng răng sẽ có cảm giác đau nhức và khó chịu
Nuốt dây thun niềng răng có sao không?
Dây chun niềng răng được làm từ chất liệu cao su tự nhiên, bên ngoài được phủ một lớp bột ngô nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chẳng may nuốt chúng, bạn nên giữ bình tĩnh, uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả xanh để dây chun được đào thải ra khỏi cơ thể.
Đồng thời, bạn nên đến ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và kiểm tra lại, để tránh làm quá trình niềng răng bị gián đoạn.
Khi nuốt phải thun niềng răng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tham khám và kiểm tra
Những điều nên làm khi đeo thun niềng răng
Khi đeo thun chỉnh nha, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên tháo thun khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Nên thay mới thun chỉnh nha mỗi ngày để tránh thun bị mài mòn và mất độ đàn hồi.
- Luôn đem theo thun chỉnh nha bên mình để thay thế nếu chẳng may thun đứt, điều này sẽ góp phần rút ngắn thời gian niềng răng.
- Trước khi tháo hoặc thay thun bạn nên rửa tay sạch sẽ, tránh để vi khuẩn theo tay xâm nhập vào răng miệng.
- Trong quá trình đeo thun chỉnh nha, nếu có cảm giác bất thường bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Cần vệ sinh và thay thun mới mỗi ngày để đảm bảo kết quả niềng tốt nhất
Những điều không nên làm khi đeo thun niềng răng
Sau đây là những điều mà bạn cần tránh khi đeo chun niềng răng:
- Không tự ý dùng một lúc 2 dây thun, điều này sẽ tạo áp lực lớn trên răng và có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho chân răng.
- Không kéo thun quá căng vì sẽ làm thun mất độ đàn hồi, không đem lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu.
- Khi mới bắt đầu đeo thun, không nên há miệng quá to, vì vậy nếu gặp khó khăn khi ăn uống bạn có thể thao thun ra vào mỗi bữa ăn và sau đó đeo lại. Một số trường hợp chỉ cần đeo thun kéo vào ban đêm nên bệnh nhân không cần quá lo lắng về việc ăn uống.
- Khi đeo thun không há miệng quá rộng vì có thể làm đứt dây thun và bật vào bên trong miệng làm tổn thương mô nướu.
Khi đeo thun nên chú ý khi ăn uống, không nên há miệng quá lớn
Nhờ có sự hỗ trợ của dây thun niềng răng mà quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, để việc đeo dây thun trở nên thoải mái, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả tốt nhất, Nha Khoa Kim khuyên bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.