Nhiệt miệng uống gì là câu hỏi khá phổ biến đối với những người bị nóng trong, lở miệng. Đây là tình trạng tổn thương niêm mạc xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Biểu hiện của nhiệt miệng thường là các mụn nước nhỏ, vết lở không quá sâu hoặc đường viền màu đỏ tươi.
Nhiệt miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây đau đớn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống cũng như giao tiếp. Để làm dịu các vết lở, mụn nhọt ở miệng cần phải bổ sung các loại nước thanh mát. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Kim để biết nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà.
Nội Dung Chính
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay nhiệt lưỡi là tình trạng có các vết loét nhỏ nông, hình tròn, màu trắng hoặc đỏ, bán kính từ 1mm-1cm xuất hiện ở các vị trí trong niêm mạc miệng như môi trong, má trong, nướu, lưỡi. Các vết loét này có thể lan rộng và phát triển cùng một lúc. Chúng gây cảm giác đau nhức và khó chịu nhưng cũng tự khỏi sau 1-2 tuần.
Tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của từng người mà người bị nhiệt miệng sẽ có các triệu chứng khác nhau. Sau đây là một vài triệu chứng phổ biến:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Tiêu hóa kém
- Xanh xao
- Sụt cân
Nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà
Người bị nhiệt miệng nên ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng như cháo, soup,…đồng thời uống các loại nước thanh mát để nhanh chóng làm dịu vết lở loét trong miệng. Vậy nhiệt miệng uống gì? Sau đây là 7 loại thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn.
Nhân trần (chè cát/chè nội/hoắc hương núi)
Trong y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, tính bình nên có khả năng thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Vì vậy nước nhân trần là một trong những thức uống hiệu quả giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng.
Cách pha chế:
- Cắt toàn bộ phần cây trên mặt đất của nhân trần sau đó đem đi rửa sạch.
- Cắt nhân trần thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn tầm 3-5cm, sau đó đem đi phơi và sao qua cho khô.
- Đun sôi nhân trần, để nguội và sử dụng.
Lưu ý: Nhân trần có tác dụng lợi tiểu, có khả năng đào thải nước cùng các chất dinh dưỡng ra bên ngoài nên khi uống quá nhiều nhân trần trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước và mệt mỏi.
Nước cam
Nước cam là loại nước uống mà bạn không nên bỏ qua khi biệt nhiệt miệng. Cam có hàm lượng vitamin C dồi dào, có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, trong cam còn chứa folate và vitamin B có vai trò thúc đẩy các tế bào mới hình thành, từ đó giúp vết nhiệt miệng lành lại nhanh chóng.
Cách pha chế:
- Cam mua về rửa sạch, vắt lấy nước để uống.
- Để tăng độ ngọt bạn có thể pha thêm một chút đường hoặc mật ong.
- Uống đều đặn 2 lần mỗi ngày, một lần khoảng 2 trái để tình trạng nhiệt miệng sớm được khắc phục.
Lưu ý:
- Tránh uống khi đói vì sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
- Nước cam quá chua sẽ gây đau rát khi tiếp xúc với niêm mạc miệng bị tổn thương.
- Tránh uống vào buổi tối vì không tốt cho hệ tiêu hóa.
▷ Xem thêm: Viêm lưỡi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết các bệnh về lưỡi.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Ngoài ra, diếp cá còn có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thích hợp để sử dụng trong quá trình điều trị nhiệt miệng.
Cách pha chế:
- Rau diếp cá sau khi mua về rửa sạch rồi đem đi xay ép lấy nước uống.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 cốc nước nước ép diếp cá để tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng được cải thiện.
Lưu ý: Nước ép diếp cá sẽ có mùi hơi tanh nên trước khi dùng bạn nên cân nhắc nhé!
Nước chè (trà) tươi
Thành phần của chè tươi có chứa các hoạt chất kháng khuẩn có tác dụng thanh nhiệt giải độc hiệu quả.
Cách pha chế:
- Chuẩn bị một nắm chè tươi, rửa sạch rồi pha với nước đun sôi.
- Để nguội và sử dụng đều đặn mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Nước chè tươi có thể gây vàng răng nên sau khi uống bạn cần súc miệng lại bằng nước lọc.
- Nên uống nước chè đã pha 2 nước và không nên uống trà đã pha qua đêm, tránh uống quá đặt.
- Uống sau 16h sẽ dễ gây mất ngủ và nên uống lúc no để không bị cồn ruột.
Bột sắn dây
Bột sắn dây có tính bình, cho khả năng giải nhiệt, thanh lọc, làm mát cơ thể hiệu quả.
Cách pha chế:
- Pha bột sắn dây với nước nóng, để tăng hương vị có thể cho thêm một chút đường hoặc chanh.
- Sử dụng mỗi ngày từ 10-15g bột sắn dây.
Lưu ý:
- Bột sắn dây có tính hàn nên chỉ uống 1 cốc/ngày .
- Để giảm tính hàn, tránh bị đau bụng hay tiêu chảy thì bạn nên uống bột sắn dây với nước nóng.
Rau má
Nhiệt miệng uống gì? Rau má là thức uống phổ biến cho người bị nhiệt miệng. Rau má có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Thành phần Triterpenoids trong rau má còn giúp vết thương nhanh lành. Vì thế, đây là một thức uống phù hợp với những ai đang bị nóng trong người, lở miệng.
Cách pha chế:
- Rau má sau khi mua về thì rửa sạch rồi đem đi xay ép để lấy nước uống.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày để các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý:
- Không nên uống rau má liên tục trong 6 tuần.
- Những người có tiền sử mắc bệnh gan, ung thư không nên sử dụng rau má.
Nước ép cà chua
Cà chua có tính bình, có tác dụng làm dịu các vết nhiệt miệng bên trong niêm mạc miệng một cách hiệu quả.
Cách pha chế:
- Cà chua sau khi mua về đem rửa sạch, bóc vỏ rồi xay nhuyễn.
- Sử dụng đều đặn hằng ngày để nhanh chóng khắc phục tình trạng nhiệt miệng.
Lưu ý: Hiện nay, cà chua bị phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng rất nhiều, nên chọn mua cà chua đảm bảo nguồn gốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vậy là qua bài viết trên bạn đã biết được nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà rồi đúng không? Tuy nhiên trong quá trình pha chế và sử dụng bạn đừng quên thực hiện theo những lưu ý đi kèm để đem lại kết quả tốt nhất nhé! Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.