Chúng ta thường biết răng sữa là loại răng xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu răng sữa là răng gì? Chúng có đặc điểm và tác dụng như thế nào? Khi nào trẻ thay răng sữa? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nha Khoa Kim giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Răng sữa là răng gì?
Răng sữa còn được gọi là răng trẻ em hoặc răng nguyên thủy. Đây là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên trong miệng trẻ. Răng sữa bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai, thường mọc từ khoảng 6 tháng sau sinh và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Thông thường, ở mỗi trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa.
Tìm hiểu răng sữa là răng gì?
Đến một độ tuổi nhất định, những chiếc răng sữa này sẽ rụng đi và được thế chỗ bằng răng vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, nếu răng sữa không tự rụng thì sẽ gây ra tình trạng răng mọc chồng lên nhau.
Răng sữa có tác dụng gì?
Sau khi tìm hiểu răng sữa là răng gì, bạn nên biết tác dụng của loại răng này. Răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của trẻ:
- Giúp trẻ phát âm: nếu những chiếc răng này bị hỏng và phải nhổ sớm, trẻ có thể bị nói ngọng.
- Giúp tiêu hóa thức ăn: sau 6 tháng tuổi, bé sẽ được bổ sung thêm những loại thức ăn cứng mềm và khó tiêu hóa hơn. Những chiếc răng sữa sẽ giúp bé nhai thức ăn mềm đầu tiên.
- Giúp xương hàm phát triển bình thường: nhờ vào răng sữa, trẻ không chỉ có thể nhai, cắn được thức ăn mà còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường.
Tác dụng của răng sữa
Việc trẻ bị mất răng quá sớm có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc khi mọc răng vĩnh viễn sau này. Những khoảng trống mất răng có thể làm cho răng vĩnh viễn mọc lên bị khấp khểnh, lệch chuẩn hoặc sai khớp cắn.
Đặc điểm của răng sữa là gì?
So với răng vĩnh viễn, răng sữa có những đặc điểm rất khác biệt từ kích thước, hình dáng cho đến cấu trúc của răng.
- Răng sữa thường có màu trắng đục.
- Răng sữa sẽ có trông có vẻ “mập” hơn so với răng vĩnh viễn vì tỉ lệ chiều ngang luôn lớn hơn so với chiều cao của răng. Bên cạnh đó, tỉ lệ giữa thân răng và chân răng cũng có sự khác biệt, có thể dễ dàng nhận ra chân răng sữa dài và mảnh hơn.
- Sâu răng ở giai đoạn răng sữa phát triển rất nhanh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tủy do men răng và ngà răng sữa khá mỏng.
- Răng sữa thường có nhiều chân. Thông thường, ở hàm trên sẽ có 3 chân và hàm dưới có 2 chân. Không những vậy, các chân thường dang rộng. Dẫn đến trong quá trình nhổ răng sữa, răng rất dễ bị gãy.
Đặc điểm răng sữa ở trẻ nhỏ
Thay răng sữa khi nào?
Răng sữa thường mọc ở trẻ từ 6 – 10 tháng tuổi và khi trẻ 3 – 4 tuổi sẽ có 20 chiếc răng. Thời điểm thay răng sữa thường bắt đầu vào khoảng 6 tuổi. Sự thay răng ở trẻ cũng theo thứ tự mọc răng.
Thông thường, răng sữa rụng đầu tiên là răng cửa giữa và chiếc răng cuối cùng là răng sữa số 5, rụng khi trẻ khoảng 12 tuổi. Ngay sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ nhú lên ngay tại vị trí tương ứng.
- Hàm trên:
– Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi
– Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi
– Răng nanh: 10 – 12 tuổi
– Răng cối thứ nhất: 9 – 11 tuổi
– Răng cối thứ hai: 10 – 12 tuổi
Thời gian thay răng sửa ở trẻ em
- Hàm dưới:
– Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi
– Răng cửa bên : 7 – 8 tuổi
– Răng nanh: 9 – 12 tuổi
– Răng cối thứ nhất: 9 – 11 tuổi
– Răng cối thứ hai: 10 – 12 tuổi
Trẻ con nhổ răng xong có được ăn thịt gà không?
Nói chung thịt gà thực chất không tiết ra những chất gây mưng mủ cho răng lợi. Vì vậy bạn không cần lo lắng quá nhiều về tình trạng vết thương ở lợi của bé sẽ lâu khỏi, nghiêm trọng hơn. Vì thế nếu như trẻ vừa nhổ răng mà muốn ăn thịt gà thì vẫn có thể ăn bình thường, không nên quá lo lắng gì cả.
Nhổ răng xong có được ăn thịt gà mọi lứa tuổi
Trên thực tế, thịt gà không chứa các chất gây mưng mủ và bạn có thể ăn thịt gà sau khi nhổ nếu yêu thích món ăn này. Bạn chỉ cần lưu ý không nhai trực tiếp thịt gà ở vị trí vừa nhổ răng, dùng tay xé thịt gà thành từng miếng nhỏ hoặc cắt sợi để ăn nhẹ nhàng không cần dùng nhiều lực từ hàm răng, không tác động tới vết thương.
Chăm sóc đúng cách răng sữa cho trẻ nhỏ
Với suy nghĩ rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn sau này nên không cần phải điều trị khi bị trẻ bị sâu răng hay viêm tủy,… mà nhiều cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc răng sữa cho bé nhà mình. Trong thực tế, răng sữa có rất nhiều chức năng quan trọng. Chúng không chỉ đảm bảo chức năng nhai, cắn mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm và tính thẩm mỹ.
Đồng thời chúng còn tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn và kích thích xương hàm của trẻ phát triển bình thường. Vì vậy, ba mẹ cần chăm sóc răng sữa của trẻ đúng cách.
Vệ sinh răng sữa hiệu quả
Vệ sinh răng sữa đúng cách là một yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ:
- Ba mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày ngay từ khi còn nhỏ. Giai đoạn trẻ được 1 – 2 tuổi, ba mẹ hãy chủ động đánh răng cho bé bằng cách sử dụng gạc mềm thấm nước ấm hoặc nước muỗi pha loãng để vệ sinh răng, nướu.
- Đến giai đoạn trẻ được 3 – 6 tuổi, khi trẻ đã bắt đầu có răng hàm và đang dần thay răng, ba mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen tự đánh răng.
- Từ 6 – 9 tuổi, ở giai đoạn này người lớn nên theo dõi việc chăm sóc răng miệng của trẻ để đảm bảo bé nhà bạn tự đánh răng đúng cách và kỹ càng.
Hướng dẫn vệ sinh răng sữa đúng cách
Những thực phẩm nào tốt cho răng sữa?
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng hiệu quả , ba mẹ cần trang bị kiến thức về những loại thực phẩm tốt cho răng của trẻ và hạn chế những thức ăn, đồ uống có thể làm tổn hại đến men răng.
- Trái cây và các loại rau, củ tươi rất có lợi cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì chúng chứa rất ít đường và axit nên sẽ không gây ảnh hưởng đến men răng. Đặc biệt, những thức ăn tươi sống như thế này rất tốt cho lợi và nướu.
- Sữa chua cũng là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn canxi giúp hỗ trợ cho răng sữa phát triển chắc khỏe.
- Bên cạnh đó, thịt cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ răng sữa của trẻ phát triển tốt nhất. Đặc biệt, với hàm lượng lớn vitamin B2 và B1 có trong các loại thịt như: thịt heo, thịt gà, thịt cá, hải sản,… sẽ giúp trung hòa axit phytic pH từ hoa quả gây ra trong môi trường khoang miệng của trẻ.
Các loại thịt đỏ tốt cho răng sữa ở trẻ
- Ba mẹ nên tập cho bé dùng những loại thức ăn đòi hỏi phải nhai nhiều như các loại hạt để tập cho răng chắc khỏe cũng như bổ sung thêm nhiều canxi và protein.
- Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ sử dụng những thức ăn, đồ uống có chứa nhiều axit và đường như: nước uống có ga, các loại kẹo, nước ngọt đóng chai,…
Như vậy, Nha Khoa Kim vừa cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi răng sữa là răng gì rồi nhé. Hy vọng với những cách chăm sóc răng sữa được chuyên gia khuyến cáo trên đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc răng miệng cho trẻ dễ dàng hơn. Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline 1900 6899 để được tư vấn thêm nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.