Răng nhạy cảm gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Răng nhạy cảm là tình trạng bệnh lý phổ biến ở độ tuổi từ 20 – 50. Những cơn đau và ê buốt mỗi khi ăn uống hay thời tiết trở lạnh do răng nhạy cảm là nguyên nhân chính khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa. Từ đó, nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. 

Vậy răng nhạy cảm gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục. Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của Nha Khoa Kim, cùng theo dõi nhé!

Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà. Đây là bệnh lý khiến răng trở nên ê buốt khi chịu những kích thích từ nhiệt độ nóng/lạnh, thức ăn chua/ngọt, khí,… thường xuất hiện chủ yếu ở người trẻ và trung niên.

Răng được cấu tạo bởi 3 phần chính, đó là tủy răng, ngà răng và men răng. Ngà răng và tủy răng ở bên trong được bảo vệ bởi lớp men răng ở phía ngoài. Vì một số lý do, lớp men răng bị bào mòn và yếu đi. Lúc này, thức ăn trong khi nhai sẽ tiếp xúc trực tiếp với các ống thần kinh tại tủy răng và ngà răng. Từ đó, nó gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, tạo nên cảm giác khó chịu, đau nhức, ê buốt răng.

Nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm, trong số đó phải kể đến:

Thực phẩm chứa axit

Nếu thường xuyên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như: dưa chua, cóc, xoài, cam, quýt,… sẽ khiến cho lớp men răng bị mài mòn theo thời gian.

Tốt nhất, bạn nên hạn chế những thực phẩm này hoặc ngay sau khi ăn có thể ăn thêm 1 miếng phô mai hay uống một ly sữa chua để giảm bớt tác hại mà axit gây ra trên răng.

Nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm

Chải răng không đúng cách

Chải răng quá mạnh hay sử dụng bàn chải đánh răng có lông quá cứng sẽ vô tình làm tổn thương răng và nướu. Dần dần lớp ngà răng bị lộ ra ngoài, từ đó khiến cho răng bị ê buốt khi ăn uống hay thời tiết trở lạnh.

Tụt nướu

Chân răng được bảo vệ bởi các mô nướu. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị viêm lợi, nướu có thể bị tụt và làm lộ lớp ngà răng. Từ đó, tụt nướu khiến cho răng bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn.

Răng bị nứt, vỡ

Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị nứt/vỡ, phổ biến nhất có thể kể đến như ăn nhai thức ăn quá cứng, tai nạn va đập,… . Thức ăn khi ăn nhai sẽ tiếp xúc trực tiếp với các đầu mút dây thần kinh tại vị trí răng bị nứt/vỡ và khiến răng đau buốt.

Sâu răng

Sâu răng trước tiên sẽ phá hủy bề mặt răng, nếu không có cách xử lý kịp thời con sâu răng sẽ ăn đến tủy, khiến cho các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng bị lộ ra, từ đó răng dễ bị ê buốt hơn.

Nghiến răng

Có thể nói men răng là mô cứng nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian men răng sẽ dần dần mòn đi. Điều này xuất phát từ những thói quen tưởng chừng như vô hại như nghiến răng. Khi mất đi lớp bảo vệ, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.

Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là một trong những bệnh lý về răng phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng nhạy cảm của răng sẽ tiến triển theo thời gian và bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

  • Có cảm giác ê buốt khi ăn thức ăn nóng/lạnh.
  • Có cảm giác ê buốt khi có lực tác động hoặc gặp không khí mạnh.
  • Có cảm giác ê buốt khi gió lạnh lùa vào răng.

Cách khắc phục răng nhạy cảm

Để khắc phục bệnh lý này bạn cần có thói quen chăm sóc răng miệng đặc biệt và có thể kết hợp các phương pháp dưới đây:

CÁCH KHẮC PHỤC RĂNG NHẠY CẢM

💎 Khắc phục răng nhạy cảm

✅ Dùng kem đánh răng giảm ê buốt

💎 Cải thiện tình trạng ê buốt răng

✅ Dùng Hydrogen peroxide

💎 Giảm ê buốt răng hàng ngày

✅ Súc miệng bằng nước muối

💎 Điều trị răng ê buốt

✅ Đến các cơ sở nha khoa

Dùng kem đánh răng giảm ê buốt

Thành phần Kali Nitrat trong các loại kem đánh răng giảm ê buốt. Đây là thành phần có tác dụng ngăn chặn đường truyền từ dây thần kinh chân răng tới hệ thần kinh trung ương. Điều này giúp bảo vệ các dây thần kinh khi tiếp xúc với thức ăn nóng/lạnh hay ngoại lực. Từ đó, cảm giác ê buốt, khó chịu cũng giảm dần.

Dung dịch giảm ê buốt – Hydrogen peroxide

Hydrogen peroxide hay còn biết đến là oxy già. Đây là một trong những sản phẩm có khả năng sát khuẩn, sát trùng vết thương hiệu quả. Bạn có thể sử dụng oxy già để điều trị răng ê buốt như sau:

  • Pha 2 nắp oxy già 3% với 1 một ly nước ấm. Sau đó, bạn sử dụng dung dịch để súc miệng trong vòng 30s.
  • Súc miệng một lần nữa với nước sạch để loại hoàn toàn oxy già còn trong miệng. Nên thực hiện mỗi buổi sáng để đem lại kết quả tốt nhất.

Súc miệng bằng nước muối

Một trong những cách giảm ê buốt răng được nhiều người áp dụng chính là súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi buổi sáng. Ngoài khắc phục tình trạng răng nhạy cảm, dung dịch này còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt.

Cách khắc phục răng nhạy cảm

Điều trị tại nha khoa

Khi đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng răng ê buốt vẫn không hề thuyên giảm. Lúc này, bạn cần đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín như Nha Khoa Kim để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Một số phương pháp điều trị răng nhạy cảm đang được áp dụng tại nha khoa gồm:

  • Trám răng: Các bác sĩ sẽ trám lên các phần mô răng bị nứt/vỡ do chấn thương hay tai nạn một lớp vật liệu nhân tạo. Nhờ đó, lớp trám sẽ giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng.
  • Ghép nướu: Đối với trường hợp răng bị nhạy cảm do tụt nướu, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu để điều trị. Khi đó, phần chân răng được bao bọc và bảo vệ trước sự kích thích của nhiệt độ và ngoại lực.

Cách phòng ngừa răng nhạy cảm

Sau đây là một số lưu ý mà bạn nên tuân thủ để phòng ngừa răng nhạy cảm:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên chải răng 2 lần / ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Cần chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn và không chải răng quá mạnh.
  • Thay bàn chải đánh răng từ 2 – 3 tháng hoặc nếu thấy bàn chải đã xơ.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có đường, axit, nước uống có gas. Vì các thực phẩm này sẽ gây hại cho men răng.
  • Nên sử dụng miếng dán bảo vệ răng để hạn chế tật nghiến răng khi ngủ.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa flo, đây là một hoạt chất quan trọng giúp cho răng luôn chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và tình trạng nhạy cảm của răng.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng / lần để kịp thời phát hiện những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt. Chẳng hạn như: sâu răng, tụt nướu, miếng trám hở, … .

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết được răng nhạy cảm gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục. Hiện nay, Nha Khoa Kim là một trong những nha khoa uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao có thể giúp bạn điều hiệu quả tình trạng răng nhạy cảm.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)