Mọc răng khôn khiêng ăn gì và nên ăn gì để hạn chế đau?

Mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó gây ra những cơn đau nhức, khó chịu trong quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy mọc răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn gì để hạn chế đau nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng của cơ thể. Hãy cùng Nha Khoa Kim giải đáp qua bài viết sau đây. 

Dấu hiệu đau do mọc răng khôn

Làm thế nào để bạn phân biệt được đau do mọc răng khôn và đau do sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác? Theo các bác sĩ nha khoa, đau do mọc răng khôn thường kèm theo các dấu hiệu sau đây:

  • Đau nhức, sưng nướu: Răng khôn sẽ “phá nướu” để mọc lên nên đau nhức là tình trạng mà người bệnh không thể tránh khỏi. Vùng nướu tại vị trí mọc răng khôn có thể bị sưng nề nhẹ và đau nhiều khi ăn nhai.
  • Khó há miệng: Vì khi răng khôn mọc lên cung hàm không còn đủ chỗ nên nó thường va chạm và ép vào răng số 7 bên cạnh, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi há miệng và bị đau khi cố gắng há miệng.
  • Sốt: Sốt thường đi kèm với bệnh lý viêm nướu khi răng khôn mọc lên. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào răng miệng và do răng tác động lên nướu. Triệu chứng này làm bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.
  • Biếng ăn: Cơn đau răng khôn sẽ tăng khi ăn nhai khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon và không muốn ăn. Lúc này, để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần phải biết mọc răng khôn nên ăn gì và kiêng ăn gì.

▷ Tham khảo thêm: 12 Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết

Dấu hiệu đau do mọc răng khôn

Mọc răng khôn thường xuất hiện cảm giác đau nhức kèm theo sốt cao, biếng ăn, sưng nướu răng

Mọc răng khôn kiêng ăn gì?

Để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng mọc răng khôn, bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm quá dai hoặc quá cứng

Người mọc răng khôn nên tránh ăn các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng để hạn chế lực tác động lên vị trí mọc răng khôn. Điều này có thể tổn thương nướu và răng khôn mới nhú, khiến răng bị xước, vỡ, làm gia tăng tình trạng đau nhức và vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.

Thực phẩm quá cay hoặc quá nóng

Trong quá trình mọc răng khôn, vùng mô nướu sẽ bị sưng căng và trở nên nhạy cảm. Bạn nên loại bỏ thức ăn cay, nóng ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Bởi chúng có thể làm tăng nhiệt trong miệng, gây kích thích cảm giác đau rát, sưng tấy tại vùng nướu đang mọc răng khôn. Chưa kể, còn hình thành nhiệt miệng gây khó khăn khi ăn uống.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Có món ăn chiên, rán, nhiều gia vị cũng cần nên khi chế khi mọc răng khôn. Vì chúng có thể làm kích ứng nướu, khiến cho tình trạng viêm nhiễm, đau nhức tại răng khôn trở nên nghiêm trọng hơn.

Thức ăn dễ vỡ vụn

Mảnh vụn từ các loại thức ăn như khoai tây chiên, bánh quy rất dễ bị mắc kẹt ở vùng nướu tại vị trí răng khôn đang mọc. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Các loại bánh kẹo

Dù ở dạng cứng hay mềm thì bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm này vì chúng có thể để lại mảng bám trên răng. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công vào răng khôn, gây đau nhức.

Rượu bia, thức uống có gas

Khi đi vào trong cơ thể, rượu bia và thức uống có gas sẽ chuyển hóa lên men, sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng tình trạng đau nhức, sưng viêm tại vị trí mọc răng khôn.

Mọc răng khôn kiêng ăn gì?

Trong quá trình mọc răng khôn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, dai, nóng và rượu, bia

Mọc răng khôn nên ăn gì?

Thời điểm mọc răng khôn là lúc nướu và răng vô cùng nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm mềm, lỏng

Bạn nên ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như: cháo, soup, canh hoặc các loại thực phẩm có thể xay nhuyễn để giảm khả năng cọ xát. Điều này, góp phần làm giảm những cơn đau nhức tại vị trí mọc răng khôn.

Thực phẩm giàu chất xơ

Ăn nhiều rau củ quả tươi xanh để vừa bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vừa làm sạch các mảng bám trên răng một cách tự nhiên. Từ đó, hạn chế sự tác động của vi khuẩn gây đau nhức.

Nếu răng khôn mọc bị đau nhức nhiều, bạn có thể xay rau củ quả thành nước ép, để tránh việc cơ hàm hoạt động nhiều, làm tình trạng đau nhức trở nên nặng nề thêm.

Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày của người mọc răng khôn. Vì sữa chua không chỉ mềm mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ răng khôn khỏi sự tấn công của các tác nhân bên ngoài.

Tóm lại, khi mọc răng khôn bạn không cần phải kiêng khem quá nhiều. Hãy ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này sẽ giúp quá trình mọc răng khôn diễn ra thuận lợi, hạn chế đau nhức.

Mọc răng khôn nên ăn gì?

Để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc răng khôn bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, rau củ hoặc sữa chua

Mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau?

Để giảm đau nhanh khi mọc răng khôn đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm thì bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn cần thực hiện những điều sau đây:

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối không chỉ giúp khoang miệng sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn phát triển mà còn làm giảm triệu chứng đau răng khôn hiệu quả. Bạn có thể pha loãng muối với nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài ra, bạn còn phải đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần mỗi ngày, thao tác đánh răng cần phải nhẹ nhàng để tránh làm gia tăng cảm giác đau nhức. Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch kẽ răng và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau răng khôn trở nên dữ dội, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

▷ Tham khảo thêm: Cách giảm đau nhức khi mọc răng khôn tại nhà

Thăm khám nha khoa

Cơn đau do răng khôn gây ra thường chỉ tái phát theo từng đợt và chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng tăng thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

Tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp như cắt lợi trùm, nhổ răng khôn. Bạn không cần phải lo lắng vì răng khôn không có chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ trên cung hàm nên việc nhổ bỏ sẽ không ảnh hưởng. Ngược lại, còn tránh được các rủi ro tìm ẩn cho sức khỏe răng miệng.

Mọc răng khôn nên làm gì để giảm đau?

Khi xuất hiện các cơn đau nghi do mọc răng khôn bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác nhất

Vậy là bài viết trên, Nha Khoa Kim đã gợi ý cho bạn mọc răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm đau. Trường hợp đau nhức nhiều và kéo dài, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)