Herpes là gì? Cách nhận biết và điều trị herpes môi

Herpes môi là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến cho virus HSV ( Herpes simplex virus) gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở vùng môi, má và miệng với các triệu chứng ngứa, đau rát và nổi mụn rộp. Vì vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn nên phần lớn người bệnh sẽ tự chăm sóc vệ sinh tại nhà. Một số trường hợp quá khó chịu thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để giảm triệu chứng. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Herpes là gì? Cách nhận biết và điều trị herpes môi.

Herpes môi

Herpes môi

Herpes là gì?

Herpes là một dạng bệnh lây nhiễm do virus Herpes gây ra. Loại virus này khi tấn công vào các tế bào chủ trong cơ thể sẽ làm nhiễm trùng da, gây ra các vết loét ở vùng môi, mắt, lưỡi, cổ họng, cơ quan sinh dục,…

Tác nhân gây bệnh Herpes môi là virus Herpes simplex. Chủng virus này sẽ làm xuất hiện những vết phồng rộp nhỏ trên môi và quanh miệng. Vùng da quanh chỗ phồng thường sưng đỏ, đau nhức dữ dội. Những vết phồng có thể vỡ, dịch chảy ra ngoài và đóng vảy. Tuy nhiên, sau vài ngày cho tới 2 tuần vết thương sẽ tự lành và người bệnh có thể điều trị tại nhà.

Herpes là gì?

Herpes là gì?

>> Tham khảo thêm: Mụn nước ở miệng– dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng quan trọng

Nguyên nhân gây Herpes môi

Virus Herpes simplex sẽ lây nhiễm từ người bệnh này qua người bệnh khác khi có những tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng,…hoặc những tiếp xúc gián tiếp như ăn chung, uống chung, dùng chung mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được cách điều trị triệt để bệnh Herpes môi. Người bệnh chỉ có thể khắc phục triệu chứng mà không thể loại bỏ tác nhân gây bệnh một cách hoàn toàn. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu gặp một số yếu tố thuận lợi như:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vùng môi, miệng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm khi bị bệnh, dị ứng, mang thai, hormone thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt.
  • Niêm mạc ở vùng nướu, môi bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi, stress.
  • Khả năng miễn dịch ở vùng da môi, mặt bị suy giảm do thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

Cách nhận biết Herpes môi

Ngoài những triệu chứng trên môi và quanh miệng, người bệnh Herpes môi còn gặp những triệu chứng khác như:

  • Miệng đau, khó khăn khi ăn uống, chủ yếu đau ở vùng bị mụn rộp.
  • Sốt cao.
  • Đau họng.
  • Hạch cổ bị sưng, cổ phù nề.
  • Chảy nước dãi và khàn tiếng đối với trẻ nhỏ.
Cách nhận biết Herpes môi

Cách nhận biết Herpes môi

Dấu hiệu mụn rộp sẽ không xuất hiện ở người nhiễm virus lần đầu. Trường hợp có xuất hiện mụn rộp mà không điều trị kịp thời, mụn rộp sẽ lây lan đến mọi nơi trong miệng và trong những lần bùng phát sau này, tình trạng này có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.

Sau khi nhiễm bệnh, trong cơ thể của người bệnh sẽ tồn tại virus Herpes simplex và sẽ gây tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh Herpes môi tái diễn chủ yếu sẽ xuất hiện ở vùng mép môi và gây cảm giác ngứa, tê, đau nhức, nóng, căng,…

Cách điều trị Herpes môi

Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tốt Herpes miệng sẽ gây ra những biến chứng về da hoặc miễn dịch cơ thể. Sau đây là một số phương pháp điều trị Herpes môi thường được áp dụng:

Cách điều trị Herpes môi

Cách điều trị Herpes môi

Dùng kem bôi hoặc thuốc mỡ

Triệu chứng phổ biến của bệnh Herpes môi là gây đau đớn và ngứa rát vô cùng. Dùng kem bôi hoặc thuốc mỡ sẽ giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng đau, ngứa ở môi đồng thời đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương.

Dùng thuốc kháng virus

Các loại thuốc kháng virus có thể giúp người bệnh giảm đau và rút ngắn thời gian lành bệnh. Trong đó, Acyclovir được chỉ định dùng nhiều nhất. Loại thuốc này chủ yếu dùng khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh như nóng, ngứa. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ vì nó sẽ đi kèm một vài tác dụng phụ.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu bạn bị Herpes môi nhẹ, bệnh chỉ mới khởi phát thì có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây để giảm nhẹ triệu chứng và tăng phục hồi:

Chườm lạnh

Bạn bọc đá trong vải chườm rồi chườm lên vết mụn loét trên môi trong vòng 20 phút, mỗi ngày nên thực hiện từ 2-3 lần. Triệu chứng đau do Herpes môi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh vì có thể khiến vùng da này bị tổn thương hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

Thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn

Bệnh nhân có thể sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau, hạ sốt tại nhà khi bị Herpes môi. Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Hạn chế các loại thực phẩm chua

Bị Herpes môi kiêng ăn gì? Câu trả lời là các loại thực phẩm chua. Vì các axit từ thực phẩm có thể gây đau đớn, khó phục hồi cho mụn

Herpes môi khi tiếp xúc. Khi uống các loại nước hoa quả như cam, chanh, quýt,…để tăng cường miễn dịch bạn nên sử dụng ống hút để tránh tiếp xúc với vùng da nhiễm virus.

Dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm cho vùng da nhiễm virus là điều vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân Herpes môi. Bạn có thể sử dụng gel lô hội hoặc son dưỡng lô hội vì các tinh chất trong lô hội có tác dụng rất tốt trong việc làm mát, làm dịu tổn thương da.

Uống nhiều nước

Những vết mụn rộp trong miệng do Herpes môi gây ra sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn. Vì thế cần phải uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước, giảm đau và nhanh hồi phục bệnh hơn.

Bài viết trên là những thông tin mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn đọc về Herpes là gì? Cách nhận biết và điều trị herpes môi hiệu quả. Hãy nhớ rằng, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này cách tốt nhất cho bạn là phải luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

> Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà
  2. Lưỡi trắng có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị lưỡi bị trắng
  3. Nấm lưỡi là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
  4. Viêm lưỡi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết các bệnh về lưỡi

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.