Đau họng là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bệnh lại gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng, nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm viêm họng để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất nhé!
Nội Dung Chính
Đau họng là bệnh gì?
Đau họng là tình trạng vùng hầu họng bị đau, rát, khô hoặc ngứa. Tình trạng này thường trầm trọng hơn khi bạn ăn uống, nói chuyện. Đau họng không phải là bệnh mà là triệu chứng của tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn.
Viêm họng là tình trạng rát, khô hoặc bị ngứa tại vùng hầu họng
Nguyên nhân gây đau họng
Tình trạng viêm họng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là:
Cảm lạnh hoặc cúm
Đa số các nguyên nhân gây viêm họng đều là do virus gây ra, xuất hiện sau khi nhiễm cúm hoặc cảm lạnh. Thông thường, viêm họng sẽ đi kèm theo các triệu chứng khác như hắt xì hơi, chảy mũi nước, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi,…
Vi khuẩn streptococcus
Vi khuẩn streptococcus khiến người bệnh cảm thấy vùng họng bị nhức, sốt cao, làm hình thành mủ trắng ở niêm mạc miệng và khẩu cái, sưng hạch bạch huyết cổ. Khi bị đau họng Strep, người bệnh sẽ không có triệu chứng chảy mũi nước, hắt xì hơi,…
Trào ngược dạ dày thực quản
Khi axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản, có thể làm họng bị kích ứng và gây đau. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm họng mà ít người quan tâm. Bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản thường có triệu chứng ho khan, khó nuốt, nghẹn ở vùng họng.
Dị ứng
Khi người bị dị ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng hắt xì hơi, chảy nước mũi. Chất nhầy từ niêm mạc mũi chảy xuống vùng họng sẽ gây kích ứng, nhức và rát.
Không khí khô
Không khí khô sẽ làm độ ẩm từ miệng đến họng bị giảm đi, từ đó gây cảm giác khô và ngứa ngáy họng. Người bệnh dễ bị đau họng do không khí khô trong những ngày thời tiết lạnh, khi có dùng máy sưởi.
Khói thuốc và hóa chất
Các tác nhân từ môi trường bên ngoài có thể là nguyên nhân kích ứng họng:
- Khói thuốc lá
- Không khí ô nhiễm
- Các hóa chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm làm sạch
Chấn thương
Các chấn thương xảy ra trong tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,… đều có thể gây tình trạng viêm họng. Thậm chí, nói quá nhiều, la hét lớn, hát thường xuyên cũng có thể làm tổn thương vùng họng.
Khối u
Khối u xuất hiện ở vùng họng, thanh quản hoặc lưỡi là những nguyên nhân gây đau họng hiếm gặp. Chúng thường kéo dài dai dẳng và không tự hết như các trường hợp viêm họng do cảm hoặc viêm họng thông thường mà cần được chuẩn đoán và điều trị theo phương pháp riêng.
▷ Xem thêm: Viêm họng hạt: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách chữa trị
Cảm lạnh hoặc bị vi khuẩn tấn công là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm họng
Triệu chứng của đau họng
Tùy vào nguyên nhân mà các triệu chứng đau họng sẽ khác nhau. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ có cảm giác rát, khô, ngứa ở vùng hầu họng. Khi ăn uống, nói chuyện, các triệu chứng này sẽ tiến triển nặng hơn.
Niêm mạc họng và khẩu cái cũng có thể bị sưng đỏ và phù nề. Thỉnh thoảng có thể xuất hiện các mảng mủ trắng. Dấu hiệu này phổ biến khi viêm họng do vi khuẩn streptococcus gây ra.
Đi kèm đau họng là các triệu chứng khác như:
- Chảy nước mũi
- Hắt xì hơi
- Sung huyết niêm mạc mũi
- Sốt
- Ho
- Ớn lạnh
- Sưng hạch bạch huyết cổ
- Khan tiếng
- Đau nhức cơ
- Đau đầu
- Khó nuốt
- Vị giác kém
Liên tục cảm thấy nhức, bỏng rát và khô ngứa tại vùng hầu họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng
Đa số các trường hợp đau họng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sau đây:
- Triệu chứng đau ngày càng nặng.
- Tình trạng không thuyên giảm sau 3 ngày.
- Sốt cao 39 độ trên 2 ngày.
- Người từng mắc các bệnh lý như hen phế quản, tim mạch, đái tháo đường, HIV hoặc đang mang thai có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng do viêm họng.
Các dạng đau họng thường gặp
Đau họng có rất nhiều dạng, nhưng thường gặp nhất phải kể đến như:
- Đau rát cổ họng
- Đau họng khu trú
- Đau họng kèm ho hoặc không
- Viêm họng kèm khàn tiếng
- Đau họng kèm vướng đàm
- Viêm họng kèm đau đầu
- Đau họng kèm sốt
Trong đó, rát cổ họng, viêm họng kèm ho/sốt/khàn tiếng/có đờm là triệu chứng thường gặp. Nguyên nhân có thể là do viêm và nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do trào ngược dạ dày thực quản. Đa phần các triệu chứng đau này có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Đau họng khu trú và kèm đau đầu sẽ ít gặp hơn. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này thường là do bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tuyến giáp, ung thư hạch, ung thư vòm họng, khối u vùng đầu cổ,…
Sốt, ho, khàn tiếng là những dạng phổ biến và thường gặp ở viêm họng
Cách chẩn đoán đau họng
Để tìm ra nguyên nhân gây đau họng, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp chẩn đoán sau đây:
- Nội soi tai mũi họng: Xác định xem có khối u ở vùng tai – mũi – họng hay không.
- Nội soi dạ dày thực quản: Nếu thấy nguyên nhân gây đau là do trào ngược dạ dày thực quản.
- Sinh thiết khối u: Sờ thấy cổ nổi hạch và nghi ngờ ung thư vòm họng hoặc một loại ung thư khác có liên quan đến vùng đầu, cổ.
- Chụp X-quang phổi + AFB đàm: Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao nếu khi ngờ lao phổi.
- Siêu âm tuyến giáp: Nếu thấy có dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.
Nội soi tại mũi họng là phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm họng thường được áp dụng hiện nay
Cách trị đau họng hiệu quả
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân mà chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
Do viêm nhiễm: cảm cúm, viêm amidan, viêm xoang, viêm VA
Nếu đau họng do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau tùy theo tác nhân gây bệnh để người bệnh sử dụng. Nếu tình trạng viêm mạn tính, tái đi tái lại, có biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt Amidan và VA.
Do ung thư vòm họng
Nếu nguyên nhân là do ung thư vòm họng, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu đau họng là triệu chứng của các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi,… người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này.
Tùy vào nguyên nhân dẫn đến viêm họng mà bác sĩ sẽ có phương pháp và phát đồ điều trị phù hợp
Cách giảm đau họng tại nhà
Sau đây là một số cách giảm đau tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau, giảm đờm và sưng tấy. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% pha sẵn hoặc tự pha nước muối tại nhà. Nên súc họng bằng nước muối ít nhất 2 lần/ngày, mỗi khi thức dậy, chuẩn bị đi ngủ hoặc khi họng cảm thấy khó chịu.
Chú ý khi súc họng, người bệnh cần ngửa mặt lên để nước muối có thể đi sâu xuống họng. Giữ nước muối ở họng khoảng 30s và khò liên tục. Sau đó nhổ ra và súc lại miệng bằng nước.
▷ Xem thêm: Hướng dẫn cách pha nước muối súc miệng ngay tại nhà chuẩn nha khoa
Uống nhiều nước ấm
Đau cổ họng thường đi kèm triệu chứng ho và sốt khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Lúc này, bạn nên uống nhiều nước ấm để bù nước cho cơ thể, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Chườm ấm
Để giảm cảm giác đau ở vùng họng, bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm, sau đó vắt cho ráo rồi đắp lên cổ họng.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí khô có thể làm cổ họng bị đau rát. Vì vậy, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để bổ sung độ ẩm cho không khí, cải thiện các triệu chứng đau họng.
Súc miệng bằng nước muối và uống nhiều nước ấm là cách giúp giảm cảm giác ngứa ở hầu họng hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa đau họng
Để phòng ngừa họng bị đau, người bệnh cần:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, HIV – một trong những tác nhân gây ung thư vòm họng.
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
- Đeo khẩu trang ở nơi đông người.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
- Hạn chế uống nước đá, ăn các đồ chua, cay, nóng vì sẽ làm niêm mạc họng bị kích thích dẫn đến ho và viêm.
- Có chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Khi ăn xong không nên nằm ngay để tránh trào ngược dạ dày thực quản – tác nhân gây đau họng.
- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Giữ ấm cơ thể, hạn chế sử dụng đồ lạnh và tập thể dục mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe, hạn chế cảm và viêm họng
Đau họng không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng thường gặp của viêm họng hoặc đôi khi nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Nếu thấy các triệu chứng đau họng sau 2 tuần không cải thiện, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng gọi đến hotline: 1900 6899 của Nha Khoa Kim để được giải đáp miễn phí.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.