Trong quá trình phát triển của bé, mọc răng được xem là một cột mốc quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều bé mọc răng chậm hơn bình thường khiến bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ chậm mọc răng khi nào? Làm gì để trẻ nhanh mọc răng? Cùng Nha Khoa Kim theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Nội Dung Chính
Trẻ mọc răng chậm nhất là mấy tháng?
Thời điểm mọc răng ở mỗi sẽ trẻ khác nhau. Ví dụ, có bé mọc răng rất sớm, mọc liền nhiều cái cùng lúc nhưng có bé lại mọc muộn hơn và mọc từng cái một. Theo các bác sĩ nha khoa, trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi. Sau đó, sẽ mọc đầy đủ vào lúc 2 – 2.5 tuổi.
Nếu trẻ đã ngoài 13 – 14 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm mọc răng. Bố mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và can thiệp xử lý kịp thời.
▷ Xem chi tiết hơn: Trẻ mấy tháng mọc răng? Các dấu hiệu và thứ tự mọc răng ở trẻ
Trẻ ngoài 13 – 14 tháng tuổi nhưng chưa có dấu hiệu mọc răng là dấu hiệu bất thường
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Tình trạng chậm mọc răng ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Do di truyền
Di truyền là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Nếu cha mẹ từng chậm mọc răng, khả năng cao con cái khi sinh ra cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Do thời điểm sinh
Ở những trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, cơ thể chưa cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển răng một cách một cách tốt nhất. Do đó, sẽ có nguy cơ mọc răng chậm hơn so với những trẻ sinh đủ tháng, đủ ngày.
Nhiễm khuẩn khoang miệng
Vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng có thể khiến mô nướu bị tổn thương. Hệ quả là răng của trẻ sẽ không thể mọc lên được như bình thường. Khoang miệng trẻ có mùi hôi, thường xuyên quấy khóc và chậm mọc răng là những dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị nhiễm nấm.
Do suy tuyến giáp
Trẻ bị suy tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng chậm mọc răng. Thậm chí là còn đi kèm các triệu chứng bất thường khác như: chậm nói, thừa cân, chậm đi,…
Do thiếu vitamin D
Việc thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể của trẻ không thể hấp thụ Canxi để xây dựng cấu trúc răng và xương. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm. Ba mẹ cần cố gắng bổ sung vitamin D cho trẻ kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ sinh non.
Do thiếu Canxi
Cơ thể thiếu canxi sẽ làm mầm răng không thể phát triển dài ra, điều này ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng của bé. Và nguồn canxi chính mà trẻ hấp thụ được là từ sữa mẹ, do đó trong quá trình cho con bú mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất. Bên cạnh đó, hàm lượng Photpho được hấp thụ quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây hạn chế hấp thụ canxi.
Do thiếu MK7
MK7 là một loại vitamin K2, đóng vai trò đưa canxi ở máu vào xương và răng, giúp răng trẻ mọc lên đều đẹp, khỏe mạnh hơn. Nếu thiếu vitamin MK7 thì quá trình đưa canxi đến xương và răng chỉ đạt hiệu quả khoảng 30%.
Hấp thụ quá nhiều photpho
Photpho là khoảng chất ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu trẻ thừa photpho sẽ bị thiếu canxi khiến mầm răng cần rất nhiều thời gian để nhú lên khỏi nướu.
Suy dinh dưỡng
Thể chất của trẻ phát triển kém, không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động cơ thể cũng sẽ khiến răng mọc muộn hơn so với những trẻ thể chất tốt, đầy đủ dinh dưỡng.
Mắc một số bệnh lý khác
Trẻ có vấn đề bất thường về tuyến yên hoặc mắc hội chứng Down cũng có thể khiến trẻ mọc răng sữa muộn.
Trẻ sinh non, thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh về răng miệng thường mọc răng muộn hơn
Trẻ mọc răng chậm có sao không?
Với những nguyên nhân kể trên, có thể thấy trẻ chậm mọc răng có thể là do bẩm sinh hoặc do cơ thể đang chịu sự tác động của một số yếu tố nào đó. Vậy nên, khi nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng này, bố mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Không nên để tình trạng chậm mọc răng kéo dài vì có thể gây ra các biến chứng tiêu cực cho trẻ như:
- Răng vĩnh viễn mọc lệch
- Răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc hoặc mọc trước răng sữa khiến bé có “hàm răng đôi”
- Viêm quanh thân răng do răng sữa chưa nhô ra khỏi bề mặt nướu.
- Sâu răng ngay khi ở dưới nướu, tình trạng này có thể lây lan khiến trẻ bị sâu cùng lúc nhiều răng.
▷ Đọc thêm: Làm sao để răng trẻ em đẹp và đều sau khi thay?
Tình trạng mọc răng muộn ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo về thiếu hụt dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng
Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?
Theo các bác sĩ nha khoa, để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ phải xác định được nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Có như vậy, mới biết được nên bổ sung gì để phù hợp với trẻ.
Nếu nguyên nhân là do thiếu canxi và các vitamin, khoáng chất thiết yếu, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, D3, vitamin K,…và những thành phần có lợi cho quá trình phát triển của xương và răng.
Bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng thiếu hụt các vi chất cần thiết. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bé ăn uống bổ sung vitamin D, canxi,…
Cha mẹ cần chú ý bổ sung canxi, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho răng
Cách khắc phục tình trạng chậm mọc răng ở trẻ
Bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây để khắc phục tình trạng chậm mọc răng ở bé:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình mọc răng của bé:
- Nếu bé còn đang bú mẹ, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất) để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương.
- Nếu bé chuyển sang ăn dặm mẹ nên bổ sung các loại vitamin K2, canxi, vitamin D cho bé thông qua các loại thực phẩm như: sữa chua, cải xoăn, đậu phụ, lòng đỏ trứng gà, cá hồi, nấm, sữa, hải sản có vỏ,…
- Không cho bé ăn các loại thực phẩm có hàm lượng photpho quá cao như nội tạng động vật, thịt lợn, hải sản,…
Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ, nên thực hiện rơ lưỡi 2 lần/ngày đối với trẻ sử dụng sữa công thức và từ 2-3 ngày/ lần đối với trẻ sử dụng sữa mẹ. Điều này giúp ngăn ngừa và loại bỏ tốt vi khuẩn, hạn chế sự hình thành và phát triển của mảng bám trắng. Đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn ở nướu và lưỡi, tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng.
▷ Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, bố mẹ cũng đừng quên điều chỉnh để bé có được chế độ sinh hoạt lành mạnh. Chẳng hạn như: ăn uống đủ bữa, đúng giờ, ngủ đủ giấc, tắm nắng vào sáng sớm, thường xuyên vận động,… Qua đó, tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, trẻ nhỏ từ 3 tuổi nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng thường gặp, đảm bảo trẻ có điều kiện sức khỏe tốt nhất để tăng trưởng bắt kịp tiêu chuẩn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch giúp khắc phục và hạn chế mọc răng chậm ở trẻ
Trẻ chậm mọc răng không nguy hiểm nhưng để tránh những biến chứng tiêu cực về sau, bố mẹ nên cho trẻ đi khám khi quá 12 tháng mà chưa mọc cái răng nào. Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên thay đổi thói quen và cải thiện chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ răng phát triển tốt hơn. Nếu còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, vui lòng gọi ngay đến số hotline: 1900 6899 để được các bác sĩ của Nha Khoa Kim giải đáp nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.