Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị nanh sữa

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là tổn thương lành tính, thường không nguy hiểm hay biến chứng nghiêm trọng. Phần lớn nanh sữa sẽ tự biến mất sau khoảng 2 tuần, chậm nhất là trong vòng 5 tháng. Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu bài viết dưới đây để dễ dàng nhận biết hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Nanh sữa (hay nanh lợi) là tình trạng khoang miệng của trẻ có những đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng. Nanh sữa có thể xuất hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hiếm gặp khi nanh sữa xuất hiện muộn hơn, khoảng từ 7 – 8 tháng tuổi.

nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì

Nanh sữa là những đốm trắng, vàng nhỏ xuất hiện trong khoang miệng của trẻ

Dấu hiệu nhận biết nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết trẻ có mọc nanh sữa hay không, phụ huynh nên chú ý một số dấu hiệu sau:

  • Nanh sữa xuất hiện riêng lẻ, phân bố rải rác hoặc tụ lại thành từng nhóm. Thường ở trên niêm mạc khẩu cái, xương hàm, mép lợi, thậm chí cả ở vòm miệng.
  • Kích thước của nanh sữa từ 1 – 3mm và hầu như không gây đau hay khó chịu cho trẻ. Do đó, phần lớn các trường hợp nanh sữa chỉ được phát hiện khi trẻ há miệng rộng hoặc khi mẹ rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày.

Khi thấy con mọc nanh sữa, cha mẹ không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu hoặc để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để được thăm khám và tư vấn cách chăm sóc phù hợp.

▷ Vậy Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng? Những điều cha mẹ cần biết

dấu hiệu nhận biết nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ mọc nanh sữa sẽ có những nốt màu trắng, vàng nhạt mọc lên phía bên trên bề mặt niêm mạc lợi

Nguyên nhân mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh 

Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn mọc nanh sữa là do trẻ thừa canxi, cặn sữa còn sót lại sau khi bú hoặc thậm chí là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, thực chất nanh sữa ở trẻ sơ sinh là những nốt vỏ mỏng chứa keratin bên trong. Vì vậy, bố mẹ đừng cố gắng dùng tay hoặc vật dụng để loại bỏ chúng vì có thể gây tổn thương nướu (lợi) của trẻ.

Theo các chuyên gia, trong quá trình hình thành mầm răng ở xương hàm khi trẻ còn trong bụng mẹ. Một số tế bào không bị tiêu biến hoàn toàn mà tồn tại trong xương và tạo nên nanh sữa. Đối với nanh sữa xuất hiện ở vùng vòm miệng, nguyên nhân có việc do các tế bào tuyến nước bọt phụ trong giai đoạn bào thai bị kẹt dưới lớp niêm mạc.

▷ Phụ huynh cần xem Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dễ nhận biết

Nguyên nhân mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Trong quá trình hình thành răng, một số tế bào không bị tiêu biến mà tạo thành nanh sữa

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Nanh sữa là một tổn thương lành tính thường xuất hiện tạm thời trên niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh. Thông thường, nanh sữa gặp nhiều nhất ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi. Ở một số trường hợp xuất hiện muộn hơn nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ trên 8 tháng tuổi

Nanh sữa thường không gây đau và tự biến mất sau khoảng 2 tuần. Vì vậy nhiều trường hợp không được phát hiện hoặc không cần đến cơ sở y tế thăm khám. Đôi khi, những nanh sữa lớn có thể tồn tại đến 5 tháng nhưng không gây ra biến chứng nào.

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhiều trường hợp do chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc bố mẹ tự ý can thiệp vào nanh sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng. Khi đó, trẻ có thể cảm thấy đau, khó chịu, quấy khóc nhiều, không chịu bú hoặc ăn uống và nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng cũng tăng lên. 

Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nanh sữa, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp.

nanh cửa ở trẻ có nguy hiểm không

Trẻ sơ sinh mọc nanh sữa thường không gây đau và nguy hiểm

Cách xử lý nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện trẻ sơ sinh có nanh sữa, ba mẹ đừng quá lo lắng mà cần giữ bình tĩnh. Hãy quan sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nanh sữa đối với sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Tùy vào tình trạng cụ thể, sẽ có phương pháp chăm sóc phù hợp và an toàn cho trẻ.

Nếu trẻ không quấy khóc, vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Bố mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ hàng ngày. Đồng thời, cần tiếp tục theo dõi tình trạng nanh sữa cho đến khi chúng tự biến mất.

Nếu nanh sữa khiến trẻ đau nhiều, quấy khóc hoặc bỏ bú. Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Trong một số tình huống, việc nhổ hoặc chích nanh sữa có thể được chỉ định nhằm ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Quy trình nhổ hoặc chích nanh sữa cho trẻ sơ sinh tương đối đơn giản và an toàn. Tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải thao tác nhanh nhẹn và chính xác. Kỹ thuật thực hiện đúng giúp hạn chế tổn thương vùng quanh, giảm thiểu chảy máu và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn.

Trước khi tiến hành, trẻ sẽ được bôi thuốc tê để giảm cảm giác đau. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để rạch nanh sữa, khiến nanh này tự vỡ, giải phóng các chất trắng hoặc vàng nhạt bên trong. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày, tùy thuộc vào mức độ rạch và cơ địa của trẻ.

Lưu ý: Nanh sữa có thể xuất hiện trở lại sau khi được chích nhưng thường sẽ xuất hiện ở vị trí khác. Các bậc phụ huynh không nên tự ý thực hiện việc chích nanh sữa cho trẻ tại nhà. Nếu không đảm bảo vệ sinh vô trùng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

cách xử lý nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cha mẹ nên đưa bé tới phòng khám để được xử lý kịp thời

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Để hỗ trợ phụ huynh dễ dàng nhận biết con mình có mọc nanh sữa hay không. Nha Khoa Kim sẽ chia sẻ một số hình ảnh minh họa về nanh sữa ở trẻ sơ sinh, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 01

Hình ảnh nanh sữa của trẻ sơ sinh 01

Hình ảnh trẻ sơ sinh mọc nanh sữa

Hình ảnh trẻ sơ sinh mọc nanh sữa 02 

Hình ảnh trẻ bị nanh sữa 03

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị nanh sữa 03

Hình ảnh nướu răng có đốm trăng ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh nổi đẹn ở trẻ sơ sinh 04

Hình ảnh trẻ bị nanh sữa phải làm sao

Hình ảnh mọc nanh sữa ở trẻ 05 tháng tuổi 

Cách vệ sinh răng miệng khi trẻ bị nanh sữa

Nếu nanh sữa xuất hiện với số lượng nhiều, kích thước lớn gây khó khăn khi trẻ bú. Hoặc trẻ có dấu hiệu khó chịu và từ chối bú do nhiễm khuẩn ở nanh sữa. Việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám là rất quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm gặp. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách kỹ lưỡng và theo dõi sát sao cho đến khi nanh sữa tự vỡ và biến mất.

Bước 1: Trước khi bắt đầu vệ sinh lợi và khoang miệng cho trẻ, bố mẹ cần rửa tay kỹ càng bằng xà phòng rồi lau khô hoàn toàn. Việc này rất quan trọng để hạn chế vi khuẩn từ tay truyền vào miệng trẻ.

Bước 2: Chuẩn bị một chiếc khăn mềm sạch hoặc gạc dùng để rơ lưỡi. Sau đó nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối này rất an toàn cho trẻ và giúp làm sạch vi khuẩn hiệu quả.

Bước 3: Đặt trẻ nằm hoặc ôm trẻ chắc chắn bằng một tay, tay còn lại quấn khăn hoặc gạc đã nhúng nước muối quanh ngón tay. Thao tác nhẹ nhàng lau sạch khoang miệng, tập trung vào vùng có nanh sữa. Nên vệ sinh miệng trẻ ít nhất 3 lần/ngày hoặc sau mỗi lần bé bú để ngăn ngừa viêm nhiễm.

▷ Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả

Bước 4: Sau khi lau sạch miệng cho trẻ, bố mẹ có thể massage nhẹ nhàng quanh vùng miệng theo chiều kim đồng hồ, rồi vuốt ngược lên trên. Động tác này giúp cơ quanh miệng trẻ thư giãn, cảm giác dễ chịu và giảm sự e ngại khi vệ sinh.

Cách vệ sinh răng miệng khi trẻ bị nanh sữa

Cha mẹ cần quan sát và chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ để tránh tình trạng trở nặng 

Nanh sữa có thể xuất hiện ở bất kỳ đứa trẻ nào mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Vì vậy, bố mẹ cần biết hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh để có cách xử lý sớm. Tuyệt đối không tự ý chích, rạch hoặc áp dụng các phương pháp dân gian truyền miệng, vì điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)