Trẻ đi tướt mọc răng là gì? Hình ảnh nhận biết và cách xử lý

Đi tướt là một trong những dấu hiệu phổ biến thường xuất hiện trong giai đoạn mọc răng ở trẻ. Vậy làm sao để biết trẻ đi tướt do mọc răng mà không phải là nguyên nhân nào khác? Những thông tin và hình ảnh đi tướt mọc răng ở trẻ dưới đây sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết, theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách hơn.

Trẻ đi tướt mọc răng là gì?

Trẻ đi tướt mọc răng là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần. Nguyên nhân là do trong quá trình mọc răng cơ thể trẻ tiết ra nhiều Enzyme và nước dãi. Nếu vô tình nuốt xuống sẽ gây ra tình trạng đi tướt ở trẻ. Tình trạng này cũng tương tự như tiêu chảy, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ trong giai đoạn mọc răng và tập lẫy.

Trẻ đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt là tình trạng gần giống như tiêu chảy, xuất hiện nhiều ở trẻ trong giai đoạn mọc răng

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng trẻ đi tướt mọc răng:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (từ 4 – 5 lần). Mẹ có thể dựa vào phân của trẻ để phân biệt trẻ đi ngoài do mọc răng hay do bệnh lý. Thông thường, phân của trẻ mọc răng đi tướt có màu vàng hơi xanh, không bị sống, không sủi bọt, không có dịch nhầy.
  • Trẻ mọc răng đi tướt có thể bao gồm nhiều cấp độ khác nhau, tùy vào tình trạng của phân: phân lỏng, phân nát, phân mềm nhưng thành khuôn hoặc phân toàn chất lỏng.
  • Ngoài ra, trẻ đi tướt mọc răng còn có một số biểu hiện khác như: chảy nhiều nước dãi, ngứa nướu, quấy khóc, biếng ăn, sốt nhẹ,…

▷ Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Các dấu hiệu và thứ tự mọc răng ở trẻ

Dấu hiệu trẻ đi tướt mọc răng

Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm theo tình trạng sốt nhẹ, biếng ăn, chảy dãi,… là dấu hiệu cho thấy trẻ đi tướt do mọc răng

Hình ảnh nhận biết trẻ đi tướt mọc răng

Dưới đây là một số hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng giúp mẹ sớm nhận biết để can thiệp và điều trị kịp thời:

Hình ảnh nhận biết trẻ đi tướt mọc răng

Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng kèm theo dấu hiệu nhú răng

Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng kèm theo dấu hiệu chảy dãi

Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng kèm theo dấu hiệu chảy dãi

Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng xảy ra sau khi nướu nứt

Hình ảnh trẻ đi tướt kèm theo nướu nứt là dấu hiệu sắp mọc răng

Hình ảnh nhận biết đi tướt mọc răng ở trẻ

Phân trẻ đi tướt mọc răng sẽ có màu vàng hơi xanh, khác với tình trạng đi tướt do tiêu hóa

▷ Xem thêm: Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dễ nhận biết

Trẻ đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?

Trẻ đi tướt mọc răng không quá nguy hiểm, trẻ vẫn có thể sinh hoạt được bình thường. Tuy nhiên, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu nên mẹ cần chú ý theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ trong vòng 2 – 3 ngày trước và trong khi mọc răng để bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

Nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đi ngoài nhiều, phân hôi, có dịch nhầy hoặc lẫn máu, sốt cao,…thì cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.

Trẻ đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?

Đi tướt mọc răng là tình trạng phổ biến và không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu mẹ theo dõi và bổ sung dưỡng chất đúng cách

Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì hết?

Trẻ đi tướt mọc răng là tình trạng khá phổ biến. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, việc đi tướt từ 4 – 5 lần/ngày là hoàn toàn bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bú bình và đi tướt nhiều lần trong 1 giờ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Thông thường, tình trạng đi tướt ở trẻ chỉ diễn ra trong vòng 2 – 3 ngày trước hoặc sau khi chiếc răng đầu tiên nhú lên và sau đó sẽ tự hết. Nếu sau thời gian này mà tình trạng đi tướt vẫn còn hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, hãy đưa trẻ đi khám ngay vì có thể tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.

Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì hết?

Thông thường, tình trạng trẻ đi tướt mọc răng sẽ kéo dài từ 2-3 ngày

Làm gì khi trẻ đi tướt mọc răng?

Trẻ đi mọc răng đi tướt là hiện tượng không quá hiếm gặp và không gây nguy hiểm. Dù vậy, tình trạng này ít nhiều cũng gây khó chịu cho trẻ. Bố mẹ cần biết cách chăm sóc để trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian này.

  • Ưu tiên thức ăn từ yến mạch như sữa yến mạch, cháo yến mạch,… để hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có mùi tanh như cá, tôm, cua,…vì lớp chất nhầy trên bề mặt hải sản thường là nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu protein và canxi: trứng gà, thịt bò, thịt lợi,…Protein sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều enzyme hơn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa ở trẻ diễn ra thuận lợi
  • Cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa như súp lơ, cải chíp, cải bó xôi, cà rốt,…
  • Đảm bảo thức ăn của trẻ được chế biến sạch sẽ, nấu chín kỹ.
  • Để tránh tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều do đi tướt, sốt cao mẹ nên cho trẻ uống nước bù điện giải.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ bằng cách tắm mỗi ngày, lau mông thật sạch mỗi khi đi tướt.
  • Rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên để không tạo cơ hội cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển.

Làm gì khi trẻ đi tướt mọc răng?

Mẹ cần theo dõi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nước và vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách trong quá trình mọc răng

Cách phân biệt đi tướt mọc răng và tiêu chảy ở trẻ

Các mẹ thường nhầm lẫn hiện tượng trẻ đi tướt mọc răng với hiện tượng tiêu chảy. Sau đây là một số lưu ý mà mẹ cần biết để phân biệt 2 hiện tượng này:

So sánh Đi tướt mọc răng Tiêu chảy
Tình trạng đi tướt Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân chua, lỏng, không lẫn máu hay dịch nhầy. Trẻ đi ngoài phân lỏng, có mùi chua hoặc thanh, có dịch nhầy hoặc máu, có sủi bọt.
Thời gian Hiện tượng này kéo dài không quá 3 ngày. Hiện tượng này có thể kéo dài hơn 7 ngày.
Dấu hiệu đi kèm Có một số triệu chứng khác kèm theo như: chảy nhiều nước dãi, gặm mút tay, ngậm cắn đồ chơi. Có một số dấu hiệu khác đi kèm như chán ăn, mệt mỏi, mất nước,…
Sốt Có thể bị sốt nhẹ dưới 38.5 độ C do lợi nứt và sưng. Trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên, dù cho uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp và sốt cao không giảm, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời.

▷ Tham khảo thêm: Dấu hiệu bé sốt mọc răng và cách giảm sốt tại nhà

Cách phân biệt đi tướt mọc răng và tiêu chảy ở trẻ

So với tiêu chảy thì trẻ đi tướt mọc răng thường không quá 3 ngày và kèm theo các triệu chứng của việc mọc răng

Đi tướt là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện cùng tính trạng sốt nhẹ và các dấu hiệu mọc răng khác ở trẻ. Hy vọng với các thông tin và hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng trên có thể giúp ba mẹ sớm nhận biết. Từ đó, có biệt pháp chăm sóc phù hợp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng. Theo dõi Nha Khoa Kim để đọc và biết thêm nhiều thông tin, kiến thức về chăm sóc răng miệng cho trẻ nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)