Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng sưng nướu răng lại khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Để điều trị dứt điểm, ngoài việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Vậy sưng nướu răng kiêng ăn gì và nên ăn gì cho mau khỏi? Cùng lắng nghe chia sẻ từ các bác sĩ của Nha Khoa Kim qua bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
Bị sưng nướu răng kiêng ăn gì?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, khi bị sưng nướu răng bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm sau đây:
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho vùng nướu bị kích ứng mạnh hơn, từ đó làm tăng cảm giác đau rát và kéo dài thời gian phục hồi. Do đó, khi bị sưng nướu, bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các món ăn này.
Bị sưng nướu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích lên nướu
Thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột
Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột là nguyên nhân chính làm xuất hiện cao răng trong khoang miệng. Khi cao răng tích tụ nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vùng nướu. Do đó, khi bị sưng nướu, bạn không nên ăn nhóm thực phẩm này để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm giàu tinh bột và đường là nguyên nhân gây cao răng dẫn đến tình trạng sưng nướu
Thực phẩm gây khô miệng
Miệng bị khô chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công nướu. Tình trạng sưng nướu cũng từ đó mà tiến triển nặng hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý hạn chế các loại thực phẩm có khả năng gây ức chế tiết nước bọt trong khoang miệng.
Hạn chế không sử dụng các loại thực phẩm và nước uống gây khô miệng như rượu, bia và các loại nước ngọt có gas
Các món ăn cay nóng
Một trong những thực phẩm mà bạn cần tránh khi bị sưng nướu răng là các món ăn cay nóng. Vì chúng không chỉ làm cho vùng nướu bị sưng tổn thương nghiêm trọng mà còn có thể gây lở loét trên nướu và lan rộng ra các khu vực xung quanh.
Đồ ăn cay nóng sẽ gây kích thích lên nướu làm tăng cảm giác đau nhức, khó chịu
Các món ăn có tính acid
Các thực phẩm có tính acid như cam, chanh, bưởi, dưa muối,… cũng nên được hạn chế khi sưng nướu răng. Lý do là acid có tác động xấu đến độ pH trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và lây lan nhanh chóng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng và nướu.
Thực phẩm giàu acid làm thay đổi nồng độ pH trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho nướu
Trái cây sấy khô
Hàm lượng đường của trái cây sấy khô cao hơn rất nhiều so với trái cây tươi. Vì vậy khi tiêu thụ, chúng dễ hình thành mảng bám, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, kết cấu của các loại trái cây sấy khô thường rất cứng, có thể gây tổn thương cho vùng nướu đang bị sưng.
Hàm lượng đường trong các loại trái cây sấy thường rất cao
Các món ăn chiên rán
Khi bị sưng nướu, bạn nên tránh xa các món ăn chiên rán vì chúng có thể gây kích thích và khiến tổn thương lan rộng. Ngoài ra, lớp tinh bột bên ngoài các món ăn này cũng chính là thủ phạm khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển ngày càng nhiều trong miệng.
▷ Tham khảo thêm: Sưng mộng răng: Nguyên nhân và cách điều trị
Thực phẩm chiên rán thường chứa nhiều tinh bột và dầu không tốt cho sức khỏe răng miệng của người bị sưng nướu
Sưng nướu răng nên ăn gì mau khỏe?
Để rút ngắn thời gian phục hồi và làm giảm tình trạng sưng nướu răng, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn của mình:
Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa tự nhiên nên rất tốt cho người đang bị sưng nướu. Đây là các chất có khả năng kháng khuẩn và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Đồng thời bảo vệ mô nướu trước sự tấn công của vi khuẩn.
Ngoài ra, bông cải xanh còn dồi dào chất xơ, giúp tăng cường trao đổi chất và đào thải độc tố cho cơ thể. Nhờ vậy mà tình trạng sưng nướu sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.
Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy có trong bông cải có khả năng kháng khuẩn và tăng cường sức khỏe cho răng miệng
Trà xanh
Trong thành phần của trà xanh có chứa tanin – đây là hợp chất giúp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Vì vậy, khi bị sưng nướu răng, bạn có thể uống nước trà xanh hoặc sử dụng để súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Ttanin có trong trà xanh sẽ giúp ức chế và ngăn chặn vi khuẩn phát triển, giảm tình trạng sưng tấy ở nướu
Thực phẩm chứa axit lactic
Axit lactic có tác tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, axit lactic còn kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó kiểm soát tốt tình trạng sưng viêm vùng nướu.
Axit lactic là chất có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng
Mật ong
Từ lâu mật ong đã được biết đến với tác dụng khử trùng và sát khuẩn cực kỳ tốt. Vì vậy, nó được khuyến khích sử dụng khi bị sưng, viêm nướu. Ngoài ra, mật ong còn chứa hàm lượng vitamin E dồi dào giúp thúc đẩy tái tạo tế bào bị tổn thương.
Khả năng khử trùng và sát khuẩn của mật ong giúp ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng sưng tấy ở nướu
Cá béo
Các loại cá béo như các ngừ, cá hồi, cá mòi,… chứa một lượng lớn Omega 3. Đây là hoạt chất có khả năng giảm sưng tấy cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn thúc đẩy tái tạo các biểu mô và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Hàm lượng cao chất Omega 3 trong cá có khả năng có khả năng giảm sưng và thúc đẩy quá trình tái tạo mô nhanh chóng
Bột sắn dây
Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt, trong sắn dây có chứa Daidzein có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung sắn dây trong chế độ ăn uống của mình khi bị sưng nướu răng.
Tính mát và khả năng thanh nhiệt và giải độc có trong bột sắn dây rất tốt cho người đang bị sưng nướu
Lưu ý khi vệ sinh và chăm sóc nướu bị sưng
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý đến cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi bị sưng nướu răng.
- Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần, đặc biệt là sau khi ăn xong khoảng 30 phút
- Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, chải đều cả 4 mặt răng theo hướng 45 độ.
- Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng một cách triệt để.
- Không sử dụng tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn thừa vì có thể làm nướu bị tổn thương, gây chảy máu chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để khoang miệng không bị khô.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng.
- Tình trang sưng nướu răng kéo dài liên tục và có dấu hiệu xuất hiện mủ, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở nha khoa hoặc y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và đảm bảo chế độ ăn uống khoa học là cách giúp ngăn chặn và cải thiện tình trạng răng miệng hiệu quả
Hy vọng qua bài viết trên của Nha Khoa Kim, bạn đã biết được sưng nướu răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau khỏi. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn còn phải biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng thật tốt để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng nướu, gây ra các bệnh lý nguy hiểm về lâu dài.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.