Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phải làm sao?

Khi răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, người bệnh thường đối mặt với cơn đau nhức kéo dài, đồng thời gặp nhiều bất tiện trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục? Cùng Nha Khoa Kim khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng là gì?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn hại về cấu trúc, xuất hiện những đốm đen hoặc lỗ nhỏ trên bề mặt. Quá trình này diễn ra từ từ và âm thầm, theo thời gian có thể khiến men răng và ngà răng bị phá hủy.

Khi sâu răng tiến triển nặng, phần thân răng có thể bị gãy vụn, chỉ còn lại chân răng. Kèm theo các triệu chứng như đau buốt, khó chịu kéo dài.

răng sâu vỡ chỉ còn chân răng là gì?

Tình trạng sâu răng nặng dẫn đến phần thân răng chỉ còn chân răng 

Nguyên nhân răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng

Dưới đây là những nguyên nhân khiến răng sâu vỡ chỉ còn chân răng:

  • Tác động của vi khuẩn: Khi thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột tồn tại lâu trong miệng, chúng sẽ chuyển hóa thành axit, bám vào răng và gây sâu. Nếu tình trạng này kéo dài, axit này sẽ làm mòn men răng, khiến răng trở nên giòn và dễ bị vỡ.
  • Viêm tủy răng: Khi tủy bị tổn thương, răng dễ bị sâu vỡ, thậm chí có thể dẫn đến chết tủy và mất răng vĩnh viễn.
  • Tác động từ bên ngoài: Răng sâu nếu phải chịu tác động mạnh như va đập hoặc nhai thức ăn cứng có thể bị vỡ.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Việc không làm sạch răng miệng đúng cách sẽ khiến thức ăn thừa tích tụ, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu và vỡ răng.
  • Các bệnh lý khác: Ví dụ như đau dạ dày gây triệu chứng ợ chua và trào ngược dạ dày, trong đó có axit làm bào mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu và vỡ.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, men răng cũng bị suy yếu, không đủ sức bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây sâu và vỡ.

nguyên nhân răng sâu bị vở chỉ còn chân răng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sâu răng tiến triển nặng khiến răng trở nên dễ bị vỡ 

Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng có nguy hiểm không?

Sâu răng là một bệnh lý tiến triển theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ biểu hiện những triệu chứng tổn thương khác nhau. Khi răng bị hư hại nghiêm trọng đến mức chỉ còn lại phần chân, điều đó cho thấy sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn nặng, có thể kèm theo viêm nhiễm ở vùng chóp răng. Lúc này, việc can thiệp điều trị kịp thời là rất cần thiết để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đau nhức kéo dài

Trước hết, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau răng kéo dài và âm ỉ, thậm chí lan lên vùng đầu gây cảm giác đau nhức khó chịu. Nguyên nhân là do tủy răng – nơi chứa nhiều dây thần kinh kết nối với não bị lộ ra ngoài khi cấu trúc răng bị phá vỡ. Khi không còn lớp men răng và ngà răng bảo vệ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tác động trực tiếp đến tủy, khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn và kéo theo hiện tượng đau đầu.

Áp xe chân răng

Khi răng bị vỡ, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào chân răng và vùng nướu, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Tại vị trí răng bị tổn thương có thể xuất hiện các ổ mủ, thậm chí lan rộng và ảnh hưởng đến những răng lân cận.

Gây mùi hôi miệng 

Sự kết hợp giữa vi khuẩn tại vị trí răng sâu và vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng này khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Tham khảo thêm: Hôi miệng: Nguyên nhân và cách nhận biết

Nhiễm trùng

Nếu răng bị vỡ hoàn toàn, chỉ còn lại phần chân mà không được can thiệp điều trị đúng lúc, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Khi tủy răng bị tổn thương, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tại chỗ, lan rộng ra vùng xương hàm xung quanh và dẫn đến hiện tượng tiêu xương.

Ảnh hưởng đến răng bên cạnh

Nếu răng sâu bị hư hại đến mức chỉ còn lại phần chân mà không được vệ sinh và điều trị đúng cách, vi khuẩn gây sâu răng vẫn tồn tại và có khả năng lan sang các răng bên cạnh.

Răng sâu vỡ chỉ còn chân răng có nguy hiểm không?

Có thể gây đau nhức, ảnh hưởng đến răng kế cận và gây khó khăn trong ăn nhai

Cách điều trị răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng

Dựa trên tình trạng sâu răng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Trám răng

Phương pháp điều trị đối với trường hợp răng sâu vỡ chỉ còn chân răng sẽ được cân nhắc dựa trên mức độ tổn thương. Nếu phần răng còn lại chỉ bị sứt mẻ nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành trám răng để phục hồi hình dạng ban đầu của răng và duy trì khả năng ăn nhai bình thường.

Ngược lại, với những ca nặng hơn hoặc răng đã gãy rời khỏi vị trí ban đầu, việc điều trị sẽ cần tuân theo một phác đồ rõ ràng và chuyên sâu.

điều trị răng sâu vỡ chỉ còn lại chân răng bằng cách trám răng

Trám răng giúp bảo vệ phần còn lại, ngăn ngừa vi khuẩn nhưng chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ

Bọc răng sứ

Trường hợp răng sâu vỡ to nhưng vẫn còn phần chân răng, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ phần răng sâu để ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công vào phần chân răng còn lại. Chân răng sẽ được sử dụng làm trụ để gắn mão sứ, giúp răng duy trì chức năng. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể sử dụng lâu dài.

chữa răng sâu bị vỡ hiệu quả bằng phương pháp bọc sứ

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng chắc chắn hơn, bảo vệ chân răng an toàn

Nhổ răng

Trong trường hợp răng sâu vỡ lớn, ảnh hưởng đến tủy và không thể bảo tồn được chân răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Mục đích là để bảo vệ các răng lân cận và duy trì sức khỏe xương hàm. 

Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép răng Implant cho người bệnh để khôi phục khả năng ăn nhai, cải thiện tính thẩm mỹ cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

nhổ răng sâu vỡ

Khi răng sâu không bảo tồn được nữa, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ

Cách phòng ngừa tình trạng răng sâu vỡ

Để ngăn ngừa sâu răng, các bác sĩ tại Nha Khoa Kim khuyến khích bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Đánh răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour, kết hợp dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ triệt để mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường và tinh bột. Thay vào đó, bạn nên chọn những thực phẩm có lợi cho răng miệng như trái cây, rau củ,…để kích thích tiết nước bọt và dễ dàng làm sạch răng.
  • Thăm khám răng miệng 6 tháng/lần để bác sĩ thực hiện việc cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý thường gặp.

Cách phòng ngừa tình trạng răng sâu vỡ

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng và hướng xử lý phù hợp. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu sâu răng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)