Răng hàm bị sâu có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Không chỉ gây cản trở trong việc ăn nhai, sâu răng còn làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy đâu là cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Vai trò của răng hàm
Răng hàm được cấu tạo bởi hai phần chính: phần thân răng (nằm phía trên lợi, có thể nhìn thấy bằng mắt) và phần chân răng (ẩn sâu trong xương hàm).
Ở người trưởng thành, có tổng cộng 32 chiếc răng, chia thành 4 nhóm răng khác nhau. Trong đó, có 16 – 20 chiếc thuộc nhóm răng hàm, phân bố đều và đối xứng giữa hàm trên và hàm dưới.
- Răng hàm nhỏ nằm ở vị trí thứ 4 và 5 tính từ răng cửa vào trong.
- Răng hàm lớn nằm phía sau răng hàm nhỏ, ở vị trí số 6 và 7 trên cung hàm.
- Răng khôn (răng số 8) mọc trong giai đoạn trưởng thành, từ 17 – 25 tuổi.
Răng hàm giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền nát thức ăn. Chính vì chức năng này mà răng hàm rất dễ bị sâu nếu không được vệ sinh đúng cách. Do nằm ở vị trí khó quan sát nên các tổn thương như sâu răng hàm thường khó phát hiện sớm nếu không được kiểm tra định kỳ bởi nha sĩ.
▷ Xem chi tiết tại Con người có bao nhiêu cái răng?
Ở giai đoạn ban đầu, men răng bắt đầu bị mài mòn hoặc xuất hiện những đốm nâu trên bề mặt răng. Tuy vậy, người bệnh thường không cảm thấy đau hay khó chịu ở thời điểm này. Chỉ khi sâu răng tiến triển nặng hơn, các triệu chứng rõ rệt như ê buốt, đau nhức hoặc nhiễm trùng mới xuất hiện. Lúc này, tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.
Răng hàm là răng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn
Nguyên nhân răng hàm bị sâu
Tình trạng sâu răng hàm thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến sau:
Do vi khuẩn
Vi khuẩn Streptococcus mutans có thể chuyển hóa đường từ thực phẩm thành axit, làm độ pH trong khoang miệng < 5. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ xảy ra hiện tượng mất khoáng trên bề mặt răng. Kết quả là men răng bị bào mòn dần, tạo điều kiện cho sâu răng hình thành.
Ăn nhiều đồ ngọt
Thực phẩm ngọt thường có lượng đường cao và dễ bám dính trên bề mặt răng. Nếu sau khi ăn không được vệ sinh kỹ, các mảng bám này sẽ tồn đọng lại. Kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng tạo ra mùi hôi khó chịu và dần dần gây ra sâu răng.
Men răng yếu
Khi men răng yếu, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng hàm.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc chải răng không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn và mảng bám không được loại bỏ triệt để. Khi vi khuẩn tích tụ lâu ngày, chúng có thể tạo ra các lỗ nhỏ trên răng, gây sâu răng.
Không kiểm tra răng miệng định kỳ
Việc không thăm khám răng miệng định kỳ dễ khiến các vấn đề tiềm ẩn không được phát hiện kịp thời, trong đó có sâu răng hàm. Điều này, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến khiến răng hàm bị sâu là do ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng
Các mức độ sâu răng hàm
Sâu răng thường phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: Mới chớm hình thành vết sâu
Lúc này, trên răng chỉ xuất hiện những đốm trắng ngà, chưa có vết đen rõ ràng. Bệnh nhân thường không cảm nhận được dấu hiệu bất thường nào.
Giai đoạn 2: Xuất hiện lỗ sâu đen nhỏ
Nếu không được điều trị kịp thời, các đốm trắng sẽ chuyển thành các lỗ sâu đen nhỏ, lan rộng dần và tấn công men răng, ngà răng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy ê buốt răng, đau nhức khi ăn nhai, đặc biệt là khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Giai đoạn 3: Vết sâu lan rộng đến tủy
Sâu răng đã lan tới tổ chức tủy, gây tổn thương cho các răng bên cạnh. Cơn đau trở nên thường xuyên hơn, kể cả ban đêm.
▷ Gợi ý cho bạn: Các cách trị nhức răng vào ban đêm an toàn, hiệu quả
Giai đoạn 4: Tủy răng bị tổn thương nặng
Tủy răng bị phá hủy nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết tủy, viêm nướu, viêm chân răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Cũng như sâu răng bình thường, răng hàm cũng bị sâu theo từng giai đoạn từ vết sâu nhẹ tới nghiêm trọng
Bị sâu răng hàm phải làm sao?
Sâu răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn là vấn đề khiến nhiều người trưởng thành lo lắng.
Khi răng hàm bị sâu, thức ăn dễ bị mắc kẹt, tạo cảm giác khó chịu trong miệng. Lớp men răng dần bị tổn thương, làm giảm khả năng nhai, khiến việc ăn những thực phẩm dai, cứng trở nên khó khăn hơn. Nếu không được xử lý kịp thời, sâu răng hàm có thể nhanh chóng lan rộng sang các vùng răng khác.
Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sâu răng hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và chỉ định điều trị cho từng tình trạng cụ thể.
Khi có dấu hiệu bị sâu răng hàm bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời
Nhổ răng hàm bị sâu khi nào?
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng hàm bị sâu hay không
Bảo tồn răng hàm bị sâu
Ngày nay, thay vì tiến hành nhổ răng hàm bị sâu, nhiều bác sĩ ưu tiên phương pháp bảo tồn răng. Khi sâu răng hàm ở giai đoạn nhẹ, chỉ tác động một phần nhỏ đến chân răng, việc giữ lại răng được xem là giải pháp tối ưu.
- Trám răng: Áp dụng cho các trường hợp sâu răng nhẹ, khi mới xuất hiện các lỗ nhỏ hoặc đốm đen trên bề mặt răng. Trong quá trình trám, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng để tạo hình miếng trám, giúp phục hồi phần mô răng bị thiếu sau khi đã loại bỏ hoàn toàn tổ chức răng sâu và vùng viêm nhiễm.
- Điều trị tủy: Trường hợp sâu răng hàm đã lan tới tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng và ngà răng vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy rồi trám kín phần chân răng. Ngoài ra, bọc răng sứ cũng là phương án được nhiều người lựa chọn để bảo vệ và duy trì răng thật.
Mặc dù đã được điều trị, răng hàm bị sâu vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào và thường trở nên nhạy cảm trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, sau khi chữa trị, việc duy trì vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Người bệnh cũng nên cẩn thận khi ăn uống, hạn chế thực phẩm dai, cứng và ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai.
Trám răng và điều trị tủy là 2 phương pháp giúp bảo tồn răng thật mà không cần phải nhổ bỏ
Nhổ răng hàm bị sâu
Đây là chỉ định cuối cùng khi các biện pháp bảo tồn răng thật không còn hiệu quả. Nếu răng chết tủy, gây ảnh hưởng đến các răng kế cận bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngừa biến chứng.
Sau khi nhổ răng hàm bị sâu, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như giảm khả năng nhai, lệch khớp cắn, tiêu xương hàm,…Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên phục hình răng hàm sau khi nhổ. Trong số các phương pháp phục hình, trồng răng Implant là lựa chọn được nhiều người ưu tiên.
▷ Tham khảo ngay Giá nhổ răng bị sâu bao nhiêu tiền 1 cái? Bảng giá 2025
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi tình trạng răng không thể dùng biện pháp bảo tồn được nữa
Nhổ răng hàm bị sâu có đau không?
Nhờ các kỹ thuật hiện đại, việc nhổ răng hàm bị sâu thường không gây đau đớn. Tất nhiên cũng sẽ không tổn thương dây thần kinh như nhiều người vẫn lo ngại. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ khám tổng quát và nếu cần thiết sẽ chụp X-quang hoặc thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ của thuốc tê, người bệnh sẽ không bị đau hay khó chịu trong quá trình nhổ răng. Sau khi nhổ và làm sạch các mô bị tổn thương, bệnh nhân sẽ ngậm chặt bông gòn từ 30 – 60 phút để cầm máu. Sau đó, người bệnh về nhà uống thuốc theo chỉ định và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
▷ Bài viết hay: Có nên nhổ răng hàm số 7 không? Có đau không?
Với hệ thống máy móc hiện đại hiện này thì việc nhổ răng sẽ không gây nhiều đau đớn
Nha Khoa Kim – Địa chỉ điều trị sâu răng hàm an toàn và hiệu quả
Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai hàng ngày. Khi răng hàm bị sâu, việc thăm khám sớm là rất cần thiết để bác sĩ kịp thời đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Với hơn 10 năm trong lĩnh vực điều trị sâu răng hàm. Các bác sĩ thành thạo kỹ thuật hiện đại, xử lý linh hoạt mọi tình huống phát sinh trong quá trình điều trị. Nha khoa Kim đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.
Nha Khoa Kim nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome, giúp loại bỏ răng bị hư mà không gây đau. Phương pháp này không gây tổn thương các vùng lân cận, hạn chế biến chứng và giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Với chất lượng dịch vụ cao cấp Nha Khoa Kim được các khách hàng tin tưởng và đánh giá cao
Răng hàm bị sâu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Việc thăm khám sớm, xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời theo từng giai đoạn sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, lấy lại hàm răng chắc khỏe và chức năng ăn nhai hiệu quả. Khi đã nắm được những kiến thức cơ bản về răng hàm bị sâu, bạn nên trực tiếp đến các phòng khám của Nha Khoa Kim để được thăm khám và nhận tư vấn điều trị phù hợp từ bác sĩ.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.