Quy trình nắn chỉnh răng khớp cắn sâu tại Nha Khoa Kim

Khớp cắn sâu là một trong những khiếm khuyết răng miệng phổ biến. Tác hại của khớp cắn sâu có thể khiến cho quá trình ăn uống trở nên khó khăn, bị lệch hàm kém thẩm mỹ và hàng loạt các vấn đề khác. Ngày nay, kỹ thuật nắn chỉnh khớp cắn sâu có thể khắc phục khiếm khuyến này, phục hồi lại vẻ đẹp của hàm răng. Vậy hãy cùng tìm hiểu về phương pháp nắn chỉnh răng khớp cắn sâu qua bài viết của Nha Khoa Kim nhé!

Khớp cắn sâu là gì?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp nắn chỉnh răng khớp cắn sâu, chúng ta cần hiểu rõ khớp cắn sâu là gì? Đó là một tình trạng sai lệch khớp cắn, biểu hiện tỷ lệ mất cân đối giữa hai hàm dưới và trên tạo nên tổng quan hàm răng không hài hòa.

Khớp cắn sâu là một tình trạng sai lệch khớp cắnKhớp cắn sâu là một tình trạng sai lệch khớp cắn

Nhìn vào khiếm khuyết này, có thể thấy rõ hàm dưới bị khuất sâu ở trong hàm trên. Trung bình, kích thước khớp cắn bình thường là khoảng 3mm, thì khớp cắn sâu lệch hơn trong khoảng 4 – 10mm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khớp cắn sâu:

– Răng của hàm dưới và hàm trên có hoặc không tiếp xúc với nhau. Nếu khớp cắn sâu nặng, thì răng hàm dưới không chạm với phần răng của hàm trên mà chỉ trạm vào phần nướu.

– Tỷ lệ tương quan giữa hai hàm bị chênh lệch. Thường thì hàm răng dưới sẽ lệch vô hoàn toàn, “nấp” phía sau hàm răng trên.

– Còn khớp cắn sâu nhẹ răng hàm dưới vẫn cham vào phần răng của hàm trên

>> Có thể bạn chưa biết: thời gian nhổ răng tốt nhất là khi nào?

Nguyên nhân gây nên khớp cắn sâu

Nhiều khách hàng sử dụng phương pháp nắn chỉnh răng khớp cắn sâu tại Nha Khoa Kim thường xuất phát từ các lý do như:

– Bẩm sinh do gen: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị khớp cắn sâu thì con cái cũng có thể mang lại đặc điểm di truyền này.

– Do kích thước hàm dưới nhỏ hơn hàm trên, hàm trên sẽ nhô ra phía trước và việc hàm dưới tiếp tục phát triển khiến chúng chạm vào vòm miệng hoặc mặt sau của hàm trên.

– Thông thường, các vấn đề chen chúc khi các răng mọc không đúng thời điểm và vị trí cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

– Mất răng dưới.

– Cơ cắn mạnh.

Những tác hại của khớp cắn ngược, khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răngKhớp cắn sâu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng

Nhìn chung, các khiếm khuyết về răng luôn khiến bạn mất tự tin vì yếu tố thẩm mỹ và khớp cắn sâu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, không chỉ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp răng miệng, khớp cắn sâu còn gây nên những tác hại như:

– Ảnh hưởng xấu đến răng và nướu: Nướu và lưỡi của bạn sẽ cảm thấy đau khi khoang miệng hoạt động nếu bị khớp cắn sâu. Việc răng hàm dưới chạm vào lợi của hàm trên hoặc ngược lại có thể gây thêm các vấn đề nặng nề như mất răng, xương hoặc nướu.

– Sự chênh lệch giữa hai hàm khiến hàm, đầu bị đau hoặc thậm chí là bị rối loại khớp thái dương hàm.

– Khoang miệng hoạt động không hiệu quả, khiến chủ nhân khó ăn, kém ăn.

– Tác động đến lời nói hoặc đôi lúc gây ngưng thở khi ngủ.

– Khớp cắn sâu có thể là nguyên nhân khiến cấu trúc khuôn mặt của bạn không cân đối, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm cả khuôn mặt trông già hơn.

Có nên nắn chỉnh răng khôn không?

Câu trả lời là không. Bản chất của răng khôn không phục vụ việc ăn nhai nên cũng không cần phải nắn chỉnh khi niềng. Thường thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhổ đi để đảo bảo có được kết quả như mong muốn. Xem thêm >> nắn chỉnh răng có đau không

Việc nhổ răng khôn này không chỉ giúp duy trì hàm răng đều đặn, quá trình niềng răng cũng giúp bác sĩ sẽ kiểm soát, điều chỉnh mà còn ngăn ngừa được rất nhiều biến chứng do răng khôn gây ra như: sâu răng, viêm nướu, sai lệch khớp cắn, hôi miệng…nắn chỉnh răng như thế nào

Nha Khoa Kim nắn chỉnh răng như thế nào?

Nắn chỉnh răng khớp cắn sâu hay niềng răng khớp cắn sâu là một phương pháp được chỉ định để khắc phục tình trạng móm, hô hoặc răng không đều. Phương pháp này thường được áp dụng đối với tình trạng khớp cắn sâu. Việc nắn chỉnh sẽ đẩy răng hàm trên lên để đạt tỷ lệ phù hợp với hàm răng dưới. Vậy nắn chỉnh răng có tốt không?

Phương pháp nắn chỉnh răng khớp cắn sâu bằng cách niềng răngPhương pháp nắn chỉnh răng khớp cắn sâu bằng cách niềng răng

Tại Nha Khoa Kim, quy trình niềng răng khớp cắn sâu được thực hiện theo quy trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tư vấn và thăm khám

Các bác sĩ chuyên môn tại Nha Khoa Kim sẽ kiểm tra và xác định chính xác tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Sau đó, người bệnh sẽ được chụp X-quang để xác định nguyên nhân khớp cắn không đều.

Bước 2: Lấy dấu hàm và thiết kế phác đồ điều trị

Lấy dấu hàm bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó các bác sĩ sẽ tính toán cũng như lên kế hoạch chuẩn chỉnh để niềng răng cho bệnh nhân.

Bước 3: Gắn mắc cài lên răng và tiến hành nắn chỉnh

Bác sĩ sẽ dùng niềng răng khay trong hoặc mắc cài để niềng cho bệnh nhân.

Bước 4: Theo dõi quá trình chỉnh nha và tác động lực

Bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng lực kéo dây cung dựa trên phác đồ ban đầu để đẩy hàm trên về đúng vị trí. Sau đó sẽ thực hiện nắn chỉnh răng khớp cắn sâu cho bệnh nhân.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm

Bệnh nhân sẽ được tháo niềng sau khi được bác sĩ nắn chỉnh khớp cắn thành công. Bệnh nhân cần đeo hàm duy trì để cố định hàm.

Thông thường, phương pháp nắn chỉnh răng khớp cắn sâu sẽ mất từ 1 – 2 năm hoặc có thể nhanh hơn tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng khớp cắn nặng hay nhẹ, cách chăm sóc răng miệng, tay nghề của bác sĩ…

Nụ cười tỏa sáng cùng Nha Khoa KimNụ cười tỏa sáng cùng Nha Khoa Kim

Nha Khoa Kim là địa chỉ nắn chỉnh răng khớp cắn sâu uy tín nhất hiện nay và được nhiều khách hàng lựa chọn. Sử dụng các dịch vụ tại Nha Khoa Kim, quý khách hàng luôn được đảm bảo các tiêu chí an toàn, nhanh chóng và minh bạch. Gọi ngay hotline 1900 6899 để được tư vấn nhé!

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)