Đau chân răng do đâu? Cách giảm đau hiệu quả

Đau chân răng là vấn đề răng miệng khiến nhiều người khó chịu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này nếu không sớm thăm khám, tìm nguyên nhân và cách chữa trị sẽ làm bệnh ngày càng tiến triển nặng. Vậy đau chân răng do đâu và cách điều trị là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Đau nhức chân răng là như thế nào?

Đau chân răng là tình trạng đau nhức bên trong răng hoặc xung quanh bề mặt răng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và tùy vào đó mà dấu hiệu đau nhức cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bị đau ở chân răng bạn sẽ cảm thấy như sau:

  • Đau xung quanh nướu, răng, có thể kèm theo sốt.
  • Cảm thấy đau nhói khi ăn nhai hoặc gõ nhẹ vào răng.
  • Cảm thấy ê buốt, khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh.

Đau nhức chân răng là như thế nào?

Đau chân răng là tình trạng đau nhức và ê buốt cả bên trong và ngoài răng gây khó chịu

Đau nhức ở chân răng đôi khi xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài liên tục. Đó có thể là một cơn đau nhức dữ dội hoặc chỉ ê buốt nhẹ, đau ẩm ỉ. Đặc biệt, cơn đau sẽ bị kích thích khi ăn nhai, tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng/lạnh.

Nguyên nhân đau chân răng

Đau nhức chân răng có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

Sâu răng

Ở giai đoạn đầu, răng bị phá hủy lớp cấu trúc bên ngoài với những cơn đau nhức thoáng qua. Sâu răng tiến triển càng nặng, cơn đau sẽ càng dữ dội hơn. Khi bệnh nhân cảm thấy đau nhức chân răng là lúc vi khuẩn sâu răng đã lan vào buồng tủy.

Viêm tủy

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tủy là do vi khuẩn trong khoang miệng tấn công vào tủy răng. Khi đó tủy sẽ bị sưng lên và gây đau. Ở giai đoạn đầu, viêm tủy sẽ làm răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng lạnh. Nhưng khi tình trạng viêm tủy trở nặng bạn sẽ bị đau nhức chân răng dữ dội, thậm chí có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu

Ngoài đau ở chân răng, viêm nha chu còn đi kèm với những biểu hiện khác như sưng lợi, có dịch mủ chảy ra từ lợi. Nếu để tình trạng viêm nha chu kéo dài mà không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng răng, mất răng vĩnh viễn,…

Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng răng bị nhiễm trùng, bắt đầu từ bên trong răng, sau đó lan sang chân răng và các vùng lân cận gây khiến răng bị đau nhức dữ dội. Áp xe răng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: viêm tủy, viêm hạch, viêm xương, mất răng vĩnh viễn.

Mọc răng khôn

Đôi khi, mọc răng khôn cũng khiến chân răng bị đau. Vì là chiếc răng mọc lên cuối cùng nên khi cung hàm không còn đủ chỗ trống, răng khôn thường mọc lệch và có thể đâm vào các răng bên cạnh gây đau nhức chân răng.

Ngoài ra, răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng khôn, nhiễm trùng nướu và đau răng.

Viêm xoang

Các hốc xoang nằm gần với chân răng hàm trên nên khi bị viêm xoang ít nhiều cũng ảnh hưởng đến răng và gây đau ở chân răng.

Nguyên nhân đau chân răng thường gặp

Sâu răng, mọc răng khôn và viêm là các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau chân răng

Trong một vài trường hợp, đau ở chân răng không phải do vấn đề về răng miệng, điển hình như:

Điều trị răng

Quá trình thực hiện điều trị răng như trám hay bọc sứ sẽ làm các dây thần kinh bị kích thích. Khi đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường và dẫn đến cơn đau răng phát sinh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu biết chăm sóc răng miệng đúng cách.

Thói quen nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là thói quen không tốt cho răng vì nó kích thích các dây thần kinh và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Gãy răng

Răng bị gãy sẽ làm lộ các bộ phận bên trong răng như tủy răng, các dây thần kinh ra bên ngoài. Lúc này, các cơn đau răng sẽ dễ bị kích thích khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống hoặc bất kỳ một tác động nào đến vị trí răng bị gãy.

Lộ chân răng

Chân răng khi không còn xương và nướu bảo vệ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, ngay cả việc đánh răng cũng có thể làm chân răng đau buốt.

Nguyên nhân đau nhức chân răng ít gặp

Thói quen xâu và các chấn thương cũng sẽ gây ra tình trạng nhức chân răng

Điều trị đau chân răng tại nhà

Thông thường, khi bị đau ở chân răng nhiều người sẽ tìm cách giảm đau và theo dõi tại nhà trước khi thăm khám nha khoa. Một số cách trị đau chân răng được nhiều người áp dụng có thể kể đến như:

Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau nhức ở chân răng tạm thời. Tuy nhiên, lưu ý là không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện bên ngoài và tránh lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

▷ Tham khảo: Một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn khi sử dụng tại nhà

giảm đau chân răng bằng thuốc

Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi được sử chỉ định và đồng ý từ bác sĩ nha khoa

Súc miệng với nước muối

Súc miệng bằng dung dịch nước muối hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau nhức chân răng hiệu quả.

Cách thực hiện: Hòa tan 2 – 3 muỗng cafe muối với nước ấm rồi ngậm và súc miệng trong vòng 30s trước khi nhổ ra.

Trị đau chân răng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh và cải thiện các bệnh về răng miệng

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau ở chân răng tại nhà phổ biến nhất. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng nhiệt độ thấp để làm các cơn đau bị “tê liệt” một phần.

Cách thực hiện: Cho đá vào túi chườm rồi dùng áp lên khu vực chân răng bị đau để làm thuyên giảm tình trạng này.

giảm đau chân răng bằng cách chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau và sưng an toàn, hiệu quả 

Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà có đặc tính gây tê từ đó làm dịu cơn đau nhức ở chân răng một cách đáng kể.

Cách thực hiện: Ngâm lá bạc hà khô với nước sôi trong vòng 20 phút. Sau khi để nguội, bạn có thể uống trực tiếp hoặc dùng nó để súc miệng.

Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, bạn vẫn nên đến phòng khám nên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Điều trị đau chân răng bằng trà bạc hà

Bạc hà có công dụng gây tê và làm giảm cơn đau ở mức độ nhẹ

Điều trị đau chân răng tại nha khoa

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng đau nhức chân răng vẫn còn tiếp diễn, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và điều trị. Sau khi kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và dựa vào đó để có phương án điều trị phù hợp:

Điều trị sâu răng

Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, lỗ sâu trên bề mặt răng còn nông, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách trám răng. Tuy nhiên, nếu lỗ lâu đã lan vào buồng tủy, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện thêm bước điều trị tủy.

Về cơ bản, điều trị tủy là quá trình loại bỏ hoàn toàn phần tủy bên trong răng, kể cả các dây thần kinh và mạch máu nhỏ. Sau đó vệ sinh sạch sẽ rồi mới tiến hành phục hình răng bằng cách trám răng hoặc bọc sứ.

▷ Xem thêm: Tổng Chi Phí Nhổ Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền?

Điều trị đau chân răng tại nha khoa

Sâu răng là nguyên nhân gây đau châm răng vì vậy cần phải loại bỏ và điều trị sớm

Điều trị áp xe răng

Đối với áp xe răng, tình trạng nhiễm trùng sẽ phát sinh từ bên trong răng nên bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng lan rộng.

Điều trị áp xe giảm đau chân răng

Áp xe là nguyên nhân gây đau răng từ bên trong

Điều trị áp xe nha chu

Trường hợp áp xe nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật dẫn lưu đơn giản để loại bỏ mủ ra bên ngoài. Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch kháng khuẩn chứa chlorhexidine để giải quyết triệt để những mầm bệnh có nguy cơ còn sót lại.

Tùy vào mức độ bị áp xe, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh đường uống phù hợp, kết hợp sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine để vết thương nhanh hồi phục, đánh răng nhẹ nhàng với nước ấm để tránh vết thương.

Điều trị áp xe nha chu

Điều trị áp xe nha chu giúp giảm đau và ngăn ngừa tình trạng lây sang các vùng răng khác

Điều trị gãy răng, nứt răng

Lựa chọn điều trị phổ biến trong trường hợp đau nhức chân răng do gãy răng, nứt răng là đặt mão răng (chụp răng giả). Mão răng có tác dụng thay thế cho phần răng bị phá hủy đồng thời bảo vệ phần răng còn lại có nguy cơ bị tổn thương.

Điều trị gãy và nứt răng

Răng đau do các chấn thương bên ngoài cần được khắc phục sớm

Làm sao để phòng ngừa đau nhức chân răng

Đau nhức chân răng phải làm sao để phòng ngừa? Theo Nha Khoa Kim, tốt nhất là bạn nên tuân thủ các quy tắc vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn y tế như:

  • Thường xuyên đánh răng với kem đánh răng chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn mắc kẹt trong kẽ răng.
  • Súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Thăm khám nha sĩ 2 lần/năm để kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng.

Làm sao để phòng ngừa đau nhức chân răng

Vệ sinh răng miệng sạch và đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách ngăn ngừa đau răng hiệu quả

Bài viết trên là những chia sẻ của Nha Khoa Kim về nguyên nhân gây đau chân răng, cách điều trị và phòng ngừa. Có thể thấy, nhức chân răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tốt nhất là bạn nên sớm thăm khám nha khoa để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đừng để việc trì hoãn sẽ làm cơn đau ngày càng tồi tệ hơn.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.