Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ và các lưu ý cần biết

Lấy tủy là việc loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm ra ngoài. Sau khi lấy tủy, bạn sẽ có cảm giác đau nhức răng. Vì vậy, cần có chế độ chăm sóc đúng cách và an toàn để rút ngắn thời gian phục hồi. Trong bài viết này, Nha Khoa Kim sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

Viêm tủy là gì?

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm tại vùng tủy răng và các mô xung quanh chân răng. Viêm tủy răng là phản ứng tự vệ của tủy răng trước các tác nhân gây bệnh. Bệnh được chia thành nhiều giai đoạn và dạng tổn thương khác nhau như: tiền viêm tủy (có khả năng phục hồi), viêm tủy răng cấp và viêm tủy hoại tử.

Viêm tủy là gì?

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện tại vùng tủy và các mô xung quanh chân răng

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ phần mô tủy răng bị viêm nhiễm và hoại tử nhằm bảo vệ, bảo tồn phần răng thật khi bị sâu hoặc hỏng do các chấn thương gây ra. Sau khi lấy tủy, nha sĩ sẽ tiến hành tạo hình và trám bít để bảo tồn răng tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát. 

Thông thường, lấy tủy răng sẽ được áp dụng cho các trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm phát triển bên trong mô mềm và xung quanh phần chân răng. Khi tủy răng chết mà không kịp thời tìm cách điều trị sẽ dễ hình thành chóp mủ quanh xương hàm, chân răng và dẫn đến áp xe răng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khỏe răng miệng, bạn sẽ gặp tình trạng đau nhức, xương răng có thể bị phá hủy hoặc thậm chí là mất răng.

Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng là phương pháp nha khoa thông thường nhằm điều trị và bảo tồn răng thật khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trên răng

Những triệu chứng sau khi lấy tủy răng

Dưới đây là một số triệu chứng sau khi lấy tủy răng mà bạn cần quan tâm để có thể can thiệp kịp thời nếu thấy triệu chứng bất thường.

Dấu hiệu bình thường sau khi lấy tủy răng

Sau khi lấy tủy răng, bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu sau đây:

  • Không có cảm giác đau đớn, tương tự như răng bình thường.
  • Xuất hiện tình trạng ê buốt trong 1 – 24 giờ đầu tiên sau khi lấy tủy răng và sau đó biến mất. Tùy vào tình trạng răng và vị trí lấy tủy mà sẽ ê buốt sẽ nhiều hay ít.
  • Sau khi lấy tủy, răng sẽ không bị ê buốt nếu nếu không nhai và ngược lại. Tình trạng này sẽ biến mất khoảng 2 – 3 ngày.
  • Khi chạm vào răng sẽ có cảm giác đau nhẹ hoặc nhiều.

Dấu hiệu bất thường sau khi lấy tủy răng

Một số dấu hiệu bất thường sau khi lấy tủy răng có thể kể đến như:

  • Răng lấy tủy bị đau: Thông thường sau khi lấy tủy răng, cảm giác đau nhức sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nếu răng vẫn bị đau thì đây là một dấu hiệu không bình thường.
  • Sưng nướu răng: Nếu bạn bị viêm nha chu nhưng không điều trị thì sau khi lấy tủy răng nướu có thể bị sưng.
  • Nướu bị sưng nhưng không đau: Trường hợp mặt bên của răng bị sâu thì sau khi lấy tủy thức ăn sẽ dễ dàng nhồi nhét vào lỗ sâu này dẫn đến sưng viêm nướu. Ngoài ra, nguyên nhân khiến nướu bị sưng nhưng không đau cũng có thể là do viêm nha chu hoặc cảm giác đau chỉ xuất hiện khi bạn nhấn vào.

Những triệu chứng sau khi lấy tủy răng

Nướu răng sưng to kèm theo đau nhức là các triệu chứng bất thường xuất hiện sau khi lấy tủy răng

Tại sao lấy tủy rồi nhưng răng vẫn đau?

Sau khi lấy tủy răng, cảm giác đau nhức sẽ biến mất và bạn sẽ không cảm nhận được nhiệt ở vị trí răng này. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp vẫn bị đau nhức răng, nguyên nhân là do:

Không làm sạch hết ống tủy

Trong quá trình điều trị tủy, nếu bác sĩ để sót phần tủy bị viêm trong răng hoặc do thiết bị, máy móc của nha khoa không đủ điện kiện để loại bỏ vi khuẩn một cách triệt để ở những ống tủy có hình dạng đặc biệt sẽ khiến viêm tủy răng tái phát và gây đau nhức sau khi lấy tủy.

Hoặc do bác sĩ sử dụng dung dịch bơm rửa sai cách, kỹ thuật bơm rửa chưa chuẩn xác để diệt khuẩn tối ưu. Mặc khác, vi khuẩn trong ống tủy đa phần là vi khuẩn kỵ khí nên nếu ống tủy chưa được làm sạch hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây cảm giác đau nhức.

Trám bít ống tủy không cẩn thận

Sau khi đã lấy tủy và tạo hình hoàn thiện, bác sĩ sẽ trám bít ống dẫn tủy bằng vật liệu hàn chuyên dụng. Thực tế, bác sĩ chỉ cố gắng loại bỏ vi khuẩn nhiều nhất có thể, không thể loại bỏ hoàn toàn 100%. Các vật liệu hàn trám thường có khả năng kháng khuẩn cao để giam vi khuẩn bên trong và vô hiệu hóa hoạt động của chúng.

  • Trường hợp hàn tủy thiếu: Chiều dài ống dẫn tủy thiếu do chưa tạo hình hết, chưa làm sạch sâu, xảy ra sai sót trong quá trình trám bít sẽ khiến cho vi khuẩn còn sót lại có cơ hội phát triển và dẫn đến viêm nhiễm.
  • Trường hợp hàn tủy quá chóp: Một số trường hợp vật liệu hàn tủy và mô quanh chóp không thể tương thích sinh học với nhau. Vì vậy, khi hàn tủy quá chóp sẽ làm mô ở vị trí này bị kích thích bởi vật liệu hàn và gây đau đớn kéo dài.

Tình trạng hàn tủy thiếu và hàn tủy quá chóp sẽ xảy ra khi bạn lấy tủy nhưng không chụp X-quang kiểm soát.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khiến bạn bị đau sau khi lấy tủy như:

  • Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì tỷ lệ đau sẽ càng tăng. Ngoài ra, ở những có tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân hoặc răng hàm dưới lớn cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
  • Yếu tố tâm lý: Bệnh nhân có tâm lý ám ảnh khi điều trị tủy răng thường sẽ có tỷ lệ đau cao hơn người bình thường.

Tại sao lấy tủy rồi nhưng răng vẫn đau?

Tủy răng không được lấy hết hoặc quá trình lấy tủy không đảm bảo dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài

Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả

Sau khi lấy tủy răng, bạn có sẽ có cảm giác đau nhức ở mức độ nhẹ trong vòng 2 – 3 ngày, đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể của bạn phục hồi. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu lấy tủy răng xong mà răng vẫn bị đau dai dẳng thì đây là một triệu chứng bất thường. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Tùy vào tình trạng răng mà phương án điều trị có thể khác nhau:

  • Nếu do kỹ thuật phục hình răng hoặc trám bít ống tủy chưa chính xác, bác sĩ buộc phải tháo gỡ lớp trám và phục hình lại từ đầu.
  • Nếu do quá trình lấy tủy còn sót lại mô tủy viêm nhiễm, bác sĩ sẽ thực hiện lại một lần nữa để đảm bảo mô tủy viêm nhiễm được loại bỏ triệt để.
  • Nếu do răng thủng chóp tủy hoặc sàn tủy, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ vì chiếc răng này sẽ không thể phục hồi lại nữa. Sau đó, có thể cân nhắc việc trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép implant hoặc cầu răng sứ để khôi phục chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ của răng.

Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy

Tình trạng đau nhức răng sau khi lấy tủy kéo dài cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách

Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ tại nhà theo dân gian

Sau khi lấy tủy, nếu không có dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó làm giảm các giác đau sau khi lấy tủy cũng như các triệu chứng có liên quan như sưng tấy, kích ứng.

Cách thực hiện: Trộn ½ thìa cafe muối ăn vào một cốc nước ấm. Sau đó, sử dụng dung dịch này để súc miệng ít nhất 30s rồi nhổ ra.

Chườm lạnh giảm đau răng sau khi lấy tuỷ 

Khi chườm lạnh, hơi lạnh từ đá sẽ làm co mạch máu, giúp giảm sưng đồng thời giúp ứng chế dẫn truyền cảm giác đau lên hệ thần kinh trung ương.

Cách thực hiện: Cho một vài viên đá vào túi chườm hoặc một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vùng răng bị đau ít nhất 5 phút. Hãy lặp lại thao tác này 15 phút/lần cho đến khi cảm giác sưng đau ngừng hẳn.

Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ bằng tỏi

Các hoạt chất trong tỏi có khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sau khi lấy tủy răng, nếu có cảm giác đau nhức có thể dùng tỏi để khắc phục tình trạng này.

Các thực hiện: Cắt nhỏ 1 -2 tép tỏi tươi rồi nghiền nát thành hỗn hợp sệt. Sau đó, sử dụng để đắp lên vị trí răng đau trong vòng 10 – 15 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ bằng tinh dầu đinh hương

Hoạt chất Eugenol trong tinh dầu đinh hương có tác dụng sát trùng, gây tê, giúp giảm sưng đau hiệu quả.

Cách thực hiện: Pha loãng tinh dầu đinh hương với dầu dừa hoặc dầu ô liu, dùng bông chấm vào hỗn hợp này rồi bôi trực tiếp lên chiếc răng vừa lấy tủy.

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạn hà sẽ giúp các dây thần kinh xung quanh răng bị tê liệt, từ đó giảm cảm giác đau nhức sau khi lấy tủy.

Cách thực hiện: Cho một vài giọt tinh dầu bạc hà ra đầu ngón tay và xoa trực tiếp lên chiếc răng bị đau một cách nhẹ nhàng.

Cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ tại nhà theo dân gian

Súc miệng bằng nước muối và chườm lạnh sẽ giúp giảm tình trạng đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả

Lưu ý: Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp giảm đau răng nào tại nhà sau khi lấy tủy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Lưu ý khi chăm sóc và điều trị tủy răng

Sau khi lấy tủy, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng cẩn thận để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, giúp kết quả điều trị duy trì được lâu dài. 

Cụ thể, bạn cần:

  • Có thể độ ăn uống lành mạnh, không ăn các loại thức ăn quá dai, quá cứng, quá nóng, quá lạnh,…bởi chúng có thể làm răng bị kích ứng, vỡ, nứt.
  • Đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, khi đánh răng không dùng lực quá mạnh. Cần kết hợp thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Khám răng định kỳ 2 lần/năm tại các cơ sở nha khoa uy tín để được lấy cao răng, giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng, tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra sau khi lấy tủy răng.

Lưu ý khi chăm sóc và điều trị tủy răng

Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế viêm sau khi lấy tủy

Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch và chế độ ăn uống khoa học là cách giảm đau răng sau khi lấy tuỷ an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ triệu chứng sưng hoặc đau nhức nướu răng kéo dài cần đến ngay cơ sở nha khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không nên tự ý kê đơn và sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.