Lấy tủy răng có đau không? Những điều cần biết khi lấy tủy răng

Phương pháp lấy tủy răng có đâu không? Đây là câu hỏi khá nhiều người lo lắng khi phải điều trị tủy răng. Trên thực tế hiện nay, với các công nghệ y khoa hiện đại, tân tiến sẽ giúp việc lấy tủy trở nên dễ dàng và gây ít đau hơn. Lấy tủy răng hiện nay sẽ giúp loại bỏ cơn đau do viêm tủy và bảo vệ răng lâu dài. Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết về vấn đều lấy tủy răng có đau không để có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi thực hiện quá trình điều trị!

Phương pháp lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa có tác dụng làm sạch, loại bỏ tủy răng viêm nhiễm, hoại tử. Phương pháp này còn giúp ngắn ngừa biến chứng và bảo vệ cấu trúc răng. Sau khi lấy tủy, bác sĩ sẽ làm sạch, trám bít ống tủy, phục hình răng và đảm bảo chức năng ăn nhai.

lấy tủy răng là gì

Phương pháp lấy tủy răng giúp loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm

Những loại viêm tủy răng phổ biến?

Hiện nay có 2 dạng viêm tủy răng là viêm tủy răng cấp 1 có thể hồi phục và viêm tủy răng cấp 2. 

Trong đó viêm tủy răng cấp 1 là trường hợp viêm nhẹ, răng nhạy cảm với nhiệt độ, đồ ăn cứng. Tuy nhiên, lúc này cơn đau tủy răng nhẹ hơn, vẫn có thể điều trị mà không cần lấy tủy.

Trường hợp viêm tủy răng cấp 2 không thể hồi phục là tình trạng viêm nặng nghiêm trọng. Viêm tủy răng cấp 2 xảy ra khi vi khuẩn xâm lấn sâu và cần điều trị lấy tủy răng.

mức độ viêm nhiễm tủy răng

Có 2 mức độ từ nhẹ đến nặng, viêm tủy răng cấp 1 có thể hồi phục và viêm tủy răng cấp 2

Lấy tủy răng có đau không?

Đây là nỗi lo chung của nhiều người trước khi thực hiện điều trị. Thực tế, với kỹ thuật nha khoa hiện đại, quá trình lấy tủy răng ít đau hoặc không gây đau nhờ vào thuốc gây tê cục bộ. 

Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, giúp vùng răng cần điều trị mất cảm giác tạm thời. Để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình thực hiện.

Trường hợp tủy viêm nặng, sau khi thuốc tê hết tác dụng, có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ hoặc ê buốt. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để hạn chế sự khó chịu, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

vậy thì lấy tủy răng có đau không

Lấy tủy răng đau ít hoặc không đau bởi bác sĩ đã gây tê cục bộ

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi lấy tủy

Khi thực hiện điều trị tủy, có thể sẽ ít đau hoặc không đau, nhưng mức độ khó chịu sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố khác như: 

  • Mức độ viêm nhiễm của tủy: Nếu tủy răng bị viêm nhẹ thì việc điều trị có thể sẽ gây ê buốt nhẹ. Trường hợp nặng, răng chết tủy hoàn toàn, cảm giác đau sẽ giảm đáng kể do dây thần kinh đã mất cảm giác.
  • Tay nghề của bác sĩ: Với mác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện lấy tủy nhẹ nhàng, giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho bệnh nhân và hạn chế rủi ro khi điều trị.
  • Phương pháp gây tê: Hiện nay, nhiều nha khoa áp dụng công nghệ gây tê hiện đại, giúp bệnh nhân thoải mái hơn, giảm cảm giác đau hoặc ê buốt khi điều trị.

Trường hợp nào bạn cần lấy tủy răng?

Quá trình điều trị lấy tủy răng sẽ giúp bảo vệ hàm răng của bạn mạnh khỏe và an toàn. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể lấy tủy răng. Dưới đây là một số trường hợp bạn cần lấy tủy răng:

  • Hàm răng bị sứt mẻ lớn, bị sâu răng gây viêm tủy, nhiễm trùng.
  • Những đối tượng bị nhức răng âm ỉ với mức độ tăng dần, răng bị lung lay.
  • Răng bị đau, răng nhói khi ăn nhai và nhạy cảm với thức ăn.
  • Bạn bị đau nhức răng liên tục, đau về ban đêm, uống thuốc giảm đau mà không đỡ. 
  • Xuất hiện mụn mủ trắng ở lợi và tái đi tái lại nhiều lần. Mụn mủ khiến bạn bị hôi miệng do nhiễm trùng nên cần lấy tủy.

Gợi ý cho bạn: Những mặt lợi và hại khi thực hiện trám răng lấy tủy?

trường hợp nên lấy tủy răng

Trường hợp sâu răng, viêm tủy cần tiến hành lấy tủy răng

Hướng dẫn quy trình điều trị lấy tủy răng

Nội dung trên chúng ta đã biết rõ lấy tủy răng có đau không? Quá trình lấy tủy răng sẽ ít đau hoặc không đau bởi các bác sĩ thực hiện gây tê cục bộ. Dưới đây là quy trình điều trị lấy tủy răng tại nha khoa KIM để bạn tham khảo.

Bước 1: Thăm khám và chụp X Quang răng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp X quang hàm răng để xác định mức độ viêm tủy. Thông qua kết quả chụp phim X Quang để xác định chiều dài ống tủy để điều trị.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gây tê

Tiếp theo, bác sĩ thực hiện vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và yếu tố gây nhiễm trùng. Sau đó, Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ cho bệnh nhân.

Bước 3: Đặt đế cao su vào răng

Sau khi vệ sinh khoang miệng xong, bác sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng để ngăn chặn các hóa chất rơi vào đường tiêu hóa. Thao tác thực hiện việc đặt đế cao su diễn ra rất nhanh chóng.

Bước 4: Bác sĩ điều trị lấy tủy

Tiếp theo, Bác sĩ thực hiện mở đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy. Sau đó bác sĩ thực hiện hút sạch tủy chết ra ngoài. 

Bước 5: Thực hiện trám bít ống tủy

Khi lấy hết tủy chết ra ngoài, bác sĩ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy bằng Gutta Percha. Sau đó, bác sĩ thực hiện phục hình bằng cách trám răng thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy và kê đơn thuốc nếu có.

▷ Tham khảo thêm: Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy hiệu quả mà bạn cần biết

quy trình lấy tủy răng có đau không tại nha

Trên đây là những chia sẻ trả lời câu hỏi lấy tủy răng có đau không? Thực ra, lấy tủy răng không đáng sợ như nhiều người nghĩ. Nhờ kỹ thuật nha khoa hiện đại sẽ giúp quá trình thực hiện trở nên nhẹ nhàng, an toàn hơn. Nếu bạn đang bị viêm tủy răng, hãy đến nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị. Vui lòng liên hệ với Nha Khoa KIM theo hotline 1900 6899 để được hỗ trợ. Hoặc truy cập website để xem thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)