Trám răng lấy tủy – Những mặt lợi và hại mà bạn nên biết

Trám răng lấy tủy là một trong những phương pháp điều trị sâu răng, viêm tủy, giúp bảo tồn răng thật được lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về phương pháp này, sẽ có những ưu điểm và nhược điểm mà bạn nên biết khi thực hiện.

Trám răng lấy tủy là gì?

Trám răng lấy tủy là phương pháp trám răng phục hình sau khi điều trị tủy răng. Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi về tay nghề, kinh nghiệm và dụng cụ, máy móc để loại bỏ tủy viêm nhiễm ra khỏi răng trước khi tiến hành trám răng phục hồi.

phương pháp lấy tủy răng

Trám răng lấy tủy – Giải pháp điều trị và bảo tồn răng hiệu quả

Quy trình trám răng lấy tủy được thực hiện qua nhiều bước. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành mở ống tủy để lấy bỏ hết tủy răng bị viêm nhiễm, rồi tiến hành làm sạch ống tủy. Sau đó, ống tủy sẽ được tạo hình và sử dụng vật liệu trám để bít kín ống tủy, đồng thời tái tạo lại hình thể cho răng.

Trường hợp nào cần phải trám răng lấy tủy?

Trám răng lấy tủy sẽ bao gồm cả hai kỹ thuật điều trị tủy răng và trám răng. Việc điều trị tủy chính là loại bỏ đi phần tủy răng.

Trường hợp trám răng không lấy tủy

Hầu hết các trường hợp răng bị tổn thương ở mức nhẹ chưa làm ảnh hưởng tới tủy răng khi đó sẽ không cần phải lấy tủy. Như: răng sâu nhẹ không đau nhức, răng bị sâu mẻ vỡ hoặc bị chấn thương, tai nạn nhưng chưa bị lộ tủy răng và một số trường hợp phục hình thẩm mỹ cho răng như răng thưa, răng khấp khểnh…

điều trị tủy răng

Điều trị tủy răng nên có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ cho từng trường hợp

Trường hợp cần phải điều trị tủy 

Đó là các trường hợp tủy răng đã có dấu hiệu bị viêm nhiễm như sâu răng gây đau nhói hoặc đau nhức nhiều khi ăn nhai, răng nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh, sâu răng gây hư vỡ mô răng hoặc bị chấn thượng mạnh làm lộ tủy răng, có nguy cơ nhiễm trùng.

Với tất cả những trường hợp điều trị tủy đều phải qua thăm khám, chụp phim để xác định chính xác tình trạng, mức độ viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể việc có nên trám răng lấy tủy không.

Trám răng lấy tủy có đau không?

Mọi người hoàn toàn có thể am tâm. Vì lấy tủy răng không hề đau đớn như mọi người thường tưởng tượng. Với sự giúp đỡ của thuốc gây tê. Bạn sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề đau đớn chút nào.

Trám răng sâu lấy tủy giá bao nhiêu?

Trám răng sâu lấy tủy hay trám răng và lấy tủy giá bao nhiêu là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. 

DỊCH VỤ CHI PHÍ GHI CHÚ
Chữa tủy răng cửa 690.000 VNĐ/1 Răng Không bao gồm tiền trám răng
Chữa tủy răng tiền cối 1.100.000 VNĐ/1 Răng
Chữa tủy răng cối lớn 1.600.000 VNĐ/1 Răng
Trám răng kết thúc chữa tủy 410.000 VNĐ/1 Răng  
Chữa tủy lại (*) 510.000 VNĐ/1 Răng (*) = Giá chữa tủy + 500.000 VNĐ/1 Răng

Tác hại của việc trám răng không đúng cách

Nếu thực hiện trám răng không cẩn thận dụng cụ trám răng còn có thể tác động đến tủy răng. Khiến bạn cảm thấy đau nhức khó chịu. Với trường hợp trám răng sâu, bạn không thể tự ngăn chặn được sự phá hủy men răng và tủy răng. Nếu nghiêm trọng bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng để hạn chế sự lây lan sang những chiếc răng bên cạnh.

Trám răng cửa bị mẻ giá bao nhiêu ?

Chi phí trám răng một chiếc răng bị mẻ chỉ giao động tài nha khoa kim khoảng 500.000 – 800.000 Vnđ/răng

Trám răng rồi có bị sâu lại không ?

Như vậy, với câu hỏi hàn trám răng rồi có bị sâu lại không thì các chuyên gia tại nha khoa Kim xin trả lời bạn là CÓ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc răng miệng tốt và bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật trám răng thì sẽ không bị sâu lần 2. Ngược lại, bệnh sâu răng sẽ phát triển nặng hơn so với lần đầu

Cảm giác sau khi trám răng 

Sau khi thực hiện trám, răng có thể nhạy cảm hơn với không khí, thức ăn hay nhiệt độ. Thông thường, mất khoảng sau một vài tuần, răng sẽ trở lại như bình thường và bạn sẽ không cần dùng đến thuốc giảm đau. Nếu bạn thấy đau khi cắn thức ăn thì có thể là do chỗ trám có vấn đề và cần đến gặp bác sĩ ngay

Trám răng thẩm mỹ có bền không ?

Theo các chuyên gia nha khoa, tuổi thọ trung bình của một miếng trám răng khoảng từ 3 – 5 năm. Thế nhưng, cột mốc này chỉ mang tính tương đối, độ bền của miếng trám khác nhau ở từng răng, từng loại vật liệu trám răng và chế độ chăm sóc của từng người

Thời gian đặt thuốc trước khi trám răng

Khi đặt sau đặt thuốc diệt tủy răng sẽ không làm tủy chết luôn, mà phải đợi từ 24h – 48 h thì các mô tủy mới bắt đầu chết. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, những cơn đau này sau khoảng hơn một ngày sẽ đỡ dần.

Loại chất trám răng tạm thời

Chất trám tạm Eugenate là vật liệu trám răng mang tính chất tạm thời, không lâu dài. Nha khoa kim thường sử dụng chất trám tạm Eugenate trong việc điều trị tủy răng. Eugenate giúp hệ thống tủy răng được bảo vệ, tránh vi khuẩn xâm hại tủy trong xuyên suốt quá trình điều trị

Về bảo hiểm y tế có bao gồm trám răng không ?

Đối với răng bị mắc các bệnh lý như răng sâu, vỡ tự nhiên và được bác sĩ chỉ định trám hoặc hàn thì sẽ được chi trả bởi bảo hiểm y tế. Trường hợp ngược lại, hàn và trám răng do nhu cầu thẩm mỹ thì không được hưởng quyền lợi bảo hiểm này .

Khi nào nên đi trám răng ?

Khi va chạm khiến răng bị bể, mẻ hay răng không còn hình dạng như lúc đầu. Có khi dẫn tới tình trạng đau, buốt nên cần phải trám; tái tạo để phục hồi lại chức năng ăn nhai cũng như hình dáng đồng thời giảm ê buốt răng. Tuy nhiên, mẻ vỡ có thể trám ở đây là mẻ vỡ nhỏ. 

Thời gian trám răng lấy tủy mấy lần

Quy trình lấy tủy răng thường bạn phải trải qua 2-3 lần hẹn, trong khoảng thời gian từ 5-6 ngày. Mỗi lần hẹn có thể kéo dài từ 30 đến 45 phút. 

Bà bầu có nên trám răng không ?

Câu trả lời là có thể, nếu có chỉ định từ bác sĩ nha khoa. Một phần là do kỹ thuật trám răng nha khoa khá đơn giản, thời gian thực hiện rất nhanh chóng và có thể không cần sử dụng thuốc tê, nên phụ nữ mang thai vẫn thực hiện được

Đang cho con bú có trám răng được không ?

Trong giai đoạn cho con bú, phụ nữ hoàn toàn có thể thực hiện trám răng bởi vì bản chất của phương pháp này là việc tạo hình lại chiếc răng sâu và hư tổn nhẹ bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Hoàn toàn không hề tác động đến nướu răng hay tủy nên sẽ không cần gây tê, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Có nên trám răng cửa thưa ?

Trám răng thẩm mỹ cho răng thưa hoàn toàn có thể thực hiện được. Đây là một giải pháp giúp đóng khe hở giữa hai răng, làm cho răng khít sát lại cũng như nâng cao tính thẩm mỹ cho răng. Hàn trám răng thẩm mỹ thường chỉ được chỉ định áp dụng cho các trường hợp răng thưa hở kẻ dưới 2mm. 

Răng sâu tới tủy có trám được không?

Câu trả lời là còn tùy vào mức độ. Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, lớp men bị đục thủng hoàn toàn vào lớp tủy răng bên trong, Bác sĩ tư vấn cho bạn thực hiện điều trị tủy mới có thể trám lại được. Đây là điều trị cần thiết để loại bỏ phần tủy răng bị viêm và giảm đau nhức tức thì cho bệnh nhân.

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân lấy tủy răng khi mà răng có xuất hiện lỗ sâu, vỡ mẻ, núm phụ, chấn thương, viêm quanh răng… gây viêm tủy. Khi tủy răng bị viêm, ổ viêm sẽ lan xuống phía dưới vùng chóp gây tiêu xương hàm, thậm chí còn bị u nang xương hàm.

Ưu và nhược điểm khi trám răng lấy tủy

Phương pháp điều trị nào cũng vậy, cũng sẽ có những mặt ưu điểm và mặt hạn chế. Do đó, nếu có chỉ định điều trị tủy răng, bạn cũng nên nắm được những thông tin này để an tâm điều trị.

 Ưu điểm khi trám răng lấy tủy

Chấm dứt đau nhức khó chịu

Đây là biện pháp điều trị để loại bỏ tủy viêm nhiễm và trám răng bảo vệ giúp bảo tồn răng. Do đó, với những trường hợp tủy răng đã bị viêm nhiễm như sâu răng nặng, viêm tủy răng, chấn thương răng gây viêm tủy… thì điều trị tủy là biện pháp tối ưu giúp chấm dứt tính trạng đau nhức, khó chịu.

phim chup trước và sau khi lấy tủy

Hình ảnh phim chụp răng trước và sau khi điều trị tủy

Khôi phục ăn nhai hiệu quả

Răng được điều trị tủy răng và trám răng sẽ không còn đau nhức, ăn nhai dễ dàng hơn. Ngay cả với những trường hợp mô răng bị hư vỡ, khiến việc ăn uống không ngon miệng, trám răng lấy tủy sẽ tái tạo lại hình thể của răng, cải thiện việc ăn nhai bền chắc lâu dài hơn.

Bảo vệ vào bảo tồn răng lâu dài

Trám răng lấy tủy giúp bảo tồn răng tối đa đặc biệt là các trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng. Nếu không thực hiện, tủy răng bị viêm nhiễm sẽ dẫn tới tình trạng áp xe, tiêu xương hàm, nguy cơ mất răng là rất lớn, gây nhiều hậu quả xấu về lâu dài.

 Nhược điểm khi điều trị tủy

Trám răng lấy tủy đồng nghĩa với việc răng không còn tủy răng để nuôi dưỡng khỏe mạnh như các răng khác. Sau khi lấy tủy răng, mặc dù đã được trám răng phục hình, nhưng mô răng trở nên giòn, dễ vỡ. Tuổi thọ của răng sau khi lấy tủy chỉ có thể duy trì khoảng 15-20 năm.

Do đó, để khắc phục nhược điểm này sau khi trám răng lấy tủy và giúp bảo vệ răng chắc chắn, ăn nhai tốt, bọc răng sứ là biện pháp hiệu quả thường được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích thực hiện. Sau khi bọc răng sứ, mão sứ sẽ chụp ra bên ngoài răng thật vừa giúp bảo vệ răng thật tránh được các kích từ bên ngoài, vừa giúp đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.

khách hàng sau khi lấy tủy

Hình ảnh khách hàng trước và sau khi điều trị tủy tại Nha Khoa Kim
(*Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng từng người)

Nên trám răng lấy tủy ở đâu an toàn, hiệu quả?

Trám răng lấy tủy mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ và giữ răng thật bền chắc lâu dài. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó, phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề tốt, nha khoa có đầy đủ dụng cụ, máy móc để thực hiện và quá trình điều trị an toàn nhằm mang lại kết quả tốt, tránh biến chứng.

Do đó, tìm một địa chỉ trám răng lấy tủy uy tín, có chất lượng tốt là điều bạn cần lưu ý. Nha Khoa Kim là địa chỉ tin cậy đã và đang được đông đảo khách hàng chọn đến thăm khám và điều trị răng miệng.

phòng khám nha khoa Kim

An tâm chọn đến Nha Khoa Kim điều trị tủy an toàn, hiệu quả

Với tất cả các trường hợp điều trị, khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám răng miệng kỹ lưỡng, chụp X-quang răng để xác định mức độ viêm nhiễm và tổn thương tủy răng. Qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định việc có nên lấy tủy hay không. 

Đích thân bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề và kinh nghiệm dày dặn trực tiếp điều trị tủy răng và trám răng cho khách hàng. Cùng với nhiều thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến và đầy đủ dụng cụ điều trị tủy, bác sĩ sẽ giúp khách hàng có được kết quả an toàn, hiệu quả.

khách hàng trải nghiệm dịch vụ

Bác sĩ giỏi cùng nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ điều trị tại Nha Khoa Kim

Nha Khoa Kim cũng đề cao vấn đề an toàn khi thực hiện nên quá trình thực hiện phải tuân thủ các quy định về vô trùng, khử khuẩn, đảm bảo thực hiện đúng các bước yêu cầu. Mỗi khách hàng sẽ sử dụng 1 bộ khay dụng cụ riêng, bộ tay khoan riêng đã được xử lý vô trùng an toàn nhằm tránh các vấn đề về nhiễm trùng, lây nhiễm chéo.

 

 

 

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về phương pháp trám răng lấy tủy. Mọi thắc mắc liên quan, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Nha Khoa Kim để được giải đáp và tư vấn kỹ lưỡng các thông tin và giúp bạn có được kết quả điều trị an toàn, hiệu quả nhé.

MSTT : 2011

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN NGAY

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.