Răng khôn mọc thẳng thường không gây đau nhức hay ảnh hưởng đến quá trình ăn uống sinh hoạt. Khác với tình trạng răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm bắt buộc phải nhổ để hạn chế biến chứng. Do đó, không ít người lo lắng liệu có nên nhỏ răng khôn mọc thẳng hay không? Hãy cùng Nha Khoa Kim tham khảo lời khuyên từ chuyên gia dưới đây để có những quyết định phù hợp nhất đối với tình trạng răng của bạn.
Nội Dung Chính
Răng khôn mọc thẳng có nguy hiểm không?
Răng khôn hay còn được biết đến là răng số 8, xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành và là chiếc răng cuối cùng mọc trong hàm. Do mọc sau khi các răng khác đã hoàn thiện kích thước, răng khôn thường không đủ không gian để phát triển, dẫn đến tình trạng mọc lệch, ngang hoặc thậm chí là mọc ngầm gây đau nhức, ảnh hưởng đến chân răng.
Trên thực tế, có không ít trường hợp răng khôn mọc thẳng đều mà không gây ảnh hưởng hay chèn ép răng cạnh bên. Tuy nhiên đây lại là trường hợp khá hiếm gặp và không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của răng miệng.
Răng khôn mọc thẳng là tình trạng răng khôn mọc một cách bình thường, không gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng cạnh bên
Răng khôn mọc thẳng thì có nên nhổ không?
Răng khôn mọc thẳng không nhất thiết phải nhổ nếu đáp ứng các điều kiện sau: mọc đúng vị trí trên cung hàm, không gây chen lấn với răng số 7, không có biểu hiện đau nhức, viêm nhiễm hay sâu răng.
Tuy nhiên, do răng khôn thường mọc khi cơ thể đã trưởng thành (18 – 25 tuổi) và hàm răng đã hoàn thiện nên trong nhiều trường hợp vẫn cần nhổ bỏ dù mọc thẳng. Quyết định nhổ hay giữ lại sẽ dựa vào đánh giá cụ thể của bác sĩ về tình trạng răng và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Nhằm đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt hơn và hạn chế sâu răng thì răng khôn dù mọc thẳng cũng nên được loại bỏ
Khi nào nên và không nên nhổ răng khôn mọc thẳng?
Dưới đây là một số trường hợp nên và không nên nhổ răng khôn mà bạn cần lưu ý:
Trường hợp nên nhổ
Tuy mọc thẳng nhưng trong các trường hợp sau thì răng khôn vẫn cần được loại bỏ:
- Răng có chân to, thiếu không gian khiến răng số 7 bị xô lệch
- Vị trí răng quá sâu, khó vệ sinh dẫn đến viêm nha chu
- Răng chèn ép dây thần kinh gây đau đầu, đau khớp thái dương
- Răng mọc một bên làm sai lệch khớp cắn
- Răng bị sâu hoặc viêm tủy có nguy cơ lây lan
- Cần không gian để chỉnh nha
Chân răng khôn to, vị trí sâu trong cung hàm hoặc chèn ép dây thần kinh thì cần can thiệp nhổ bỏ
Trường hợp không nên nhổ
Răng khôn trong các trường hợp sau có thể được cân nhắc giữ lại:
- Răng mọc bình thường, không ảnh hưởng đến sinh hoạt
- Không có biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, sâu răng
- Chỉ bị lợi trùm và có thể điều trị bằng cách cắt lợi
▷ Xem chi tiết hơn về: Không nhổ răng khôn có sao không? Khi nào nên nhổ?
Nhổ răng khôn mọc thẳng có đau không?
Trên thực tế nhổ răng khôn mọc thẳng không gây nhiều đau đớn như bạn nghĩ. Bởi đây là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và chỉ mất khoảng 3 – 5 phút để thực hiện. Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ. Do đó, trong quá trình nhổ, bạn sẽ không cảm thấy đau. Sau khi nhổ 1 – 2 tiếng, có thể xuất hiện cơn đau nhẹ nhưng sẽ được kiểm soát tốt bằng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.
Tại khu vực nhổ răng có thể hơi sưng nhẹ sau khi nhổ, tuy nhiên nó sẽ nhanh chóng phục hồi nếu bạn tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp. Hơn thế nữa, đây là một ca tiểu phẫu an toàn với công nghệ hiện đại, không cần rạch lợi hay cắt răng thành nhiều phần như trường hợp răng khôn mọc lệch. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi thực hiện thủ thuật này.
Suốt quá trình nhổ răng khôn người bệnh hầu như không cảm thấy đau nhức vì trước đó bác sĩ đã tiến hành gây tê
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn mọc thẳng
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đau nhức, thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả hơn, sau khi nhổ răng khôn mọc thẳng, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
- Sau khi nhổ răng khôn mọc thẳng bạn nên cắn chặt gạch khoảng 30 – 35 phút để cầm máu, có thể thay gạc mới để thoải mái hơn
- Lưu ý nên ngồi yên và tránh vận động mạnh sau khi nhổ để không chảy máu nhiều
- Chải răng và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, 2 lần/ngày và súc miệng đều đặn bằng nước muối ấm để sát khuẩn
- Sau khi nhổ bạn nhớ uống thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
- Đi tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng kịp thời
- Đối với chế độ ăn, bạn nên ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng như cháo thịt băm, súp, sữa sau khi nhổ, đồng thời bổ sung đầy đủ chất xơ từ rau củ để giảm sưng tấy, tăng cường canxi từ tôm, cá, hải sản, vitamin C từ nước ép trái cây, rau má để tăng đề kháng, vitamin D từ sữa tươi khi cơ thể mệt mỏi
- Lưu ý cần súc miệng ngay sau khi uống sữa để tránh cặn sữa tồn đọng trong răng, gây viêm
- Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể ngậm/chườm đá để giảm đau và chườm nóng để máu lưu thông tốt hơn, giảm đau
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên như gừng, tỏi, nha đam, tinh dầu tràm trà, oải hương để sát khuẩn và giảm đau
▷ Xem thêm: Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024
Sau khi nhổ răng khôn nên chườm lạnh, ăn các loại thực phẩm mềm và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ
Răng khôn mọc thẳng thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, quyết định có nhổ hay không cần được đánh giá kỹ dựa trên các yếu tố như vị trí mọc, hình dạng chân răng, kích thước răng và tình trạng răng miệng tổng thể. Để có quyết định phù hợp nhất, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những chia sẻ trên từ Nha Khoa Kim đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng miệng của mình, từ đó chăm sóc sức khỏe răng một cách hiệu quả hơn.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.