Răng khôn hay răng số 8 khi xuất hiện thường gây đau nhức, khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Dù là vậy nhưng phần lớn mọi người vẫn mang tâm lý sợ nhổ chiếc răng này? Vậy nếu không nhổ răng khôn thì có sao không? Nha Khoa Kim sẽ giải thích về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Răng khôn là gì? Có tác dụng gì?
Răng khôn (còn được gọi là răng số 8, răng cối lớn thứ 3) là chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm. Đây là chiếc răng mọc trễ nhất, thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi).
Một người lớn sẽ có tất cả 4 chiếc răng khôn, chia đều mỗi hàm 2 chiếc. Khi răng khôn mọc lên chúng sẽ gây đau nhức, khó chịu vô cùng. Về chức năng, chiếc răng này không hề có đóng góp gì cho hoạt động ăn nhai cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.
Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm
Không nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn mọc lên khi xương hàm đã phát triển ổn định, nướu răng đã trở nên cứng chắc nên thường gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Nhổ răng khôn là giải pháp được nhiều người lựa chọn để chấm dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do răng không gây ra.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các trường hợp răng khôn đều bắt buộc phải nhổ bỏ. Theo các chuyên gia, răng khôn sẽ được giữ lại khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Răng khôn khỏe mạnh, không bị sâu răng hay mắc các bệnh nha chu.
- Răng khôn mọc hoàn chỉnh, không mọc lệch, mọc ngầm hay có hình dạng bất thường.
- Răng khôn mọc thẳng hàng, ăn khớp với răng ở hàm đối diện.
Răng khôn nếu không được loại bỏ sớm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Thông thường, răng khôn sẽ được chỉ định nhổ bỏ trong các trường hợp sau đây:
- Răng khôn mắc phải các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh và làm xô lệch cả hàm răng.
- Răng khôn mọc gây đau nhức, u nang, nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần.
- Răng khôn và răng số 7 bên cạnh hình thành khe giắt thức ăn.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng có hình dạng không bình thường, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng không ăn khớp với răng hàm đối diện.
- Răng khôn bị trùm lợi gây đau nhức kéo dài và khó khăn khi ăn nhai.
▷ Tham khảo thêm: Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Bảng giá 2024
Nhổ răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng đến răng lân cận thường được chỉ định loại bỏ sớm
Biến chứng do răng khôn gây ra
Răng khôn nếu không sớm nhổ bỏ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Gây ra các bệnh lý răng miệng
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ tạo ra các khe giắt thức ăn. Hơn nữa, những chiếc răng lại này lại mọc ở phía trong cùng của hàm nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây nên các vấn đề về răng miệng như: hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Trong trường hợp này, nếu không kịp thời nhổ bỏ sẽ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, lây lan sang các vùng khác và làm tổn thương các răng bên cạnh. Chưa kể, răng khôn còn có thể thoái hóa thành các khối u, nang, bệnh lý ẩn trong xương hàm, khiến xương hàm ngày càng yếu đi.
Gây xô lệch hàm
Vì mọc lên khi những chiếc răng trên cung hàm đã mọc hết nên răng khôn thường không đủ chỗ mọc. Điều này dẫn đến tình trạng mọc chen chúc, xô đẩy vào các răng khác, lâu dài sẽ khiến hàm răng bị xô lệch, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.
Không ít trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm đâm vào răng số 7 bên cạnh khiến răng này bị tổn thương, lung lay và có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Thậm chí, răng khôn còn có khả năng xô đẩy và phá vỡ cấu trúc của cả hàm răng.
Gây rối loạn cảm giác và phản xạ
Răng khôn mọc bất thường có thể chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, khiến vùng môi, lưỡi, niêm mạc miệng bị tê, ngứa, thậm chí mất cảm giác, không mở miệng to được. Điều này gây khó khăn cho việc ăn uống và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Răng khôn không được loại bỏ sớm là nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng miệng
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa đơn giản, dễ dàng thực hiện và gần như không gây nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không đảm bảo quy trình và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, sau khi nhổ răng khôn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Chảy máu kéo dài
Chảy máu kéo dài thường xảy ra ở những người bị rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh sử dụng rượu bia hay hút thuốc lá sau khi nhổ răng cũng gây ra tình trạng này.
Nhiễm trùng
Nguyên nhân là do tay nghề bác sĩ kém, nhổ răng không đúng kỹ thuật, dụng cụ nhổ răng không đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng, cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa tốt,…Nếu xuất hiện biến chứng này, bệnh nhân có thể bị đau nhức từ 2 – 3 tuần
Tổn thương dây thần kinh
Một số trường hợp bác sĩ nhổ răng thiếu chuyên môn và kinh nghiệm, làm tác động đến các dây thần kinh lân cận và gây đau nhức kéo dài. Thậm chí, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng, phá hủy cấu trúc xương hàm và mô nướu.
Thủng xoang hàm trên/gãy xương hàm dưới
Nếu bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể làm thủng xoang hàm trên hoặc gãy xương hàm dưới. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng khôn sai cách có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc nặng hơn là tổn thường dây thần kinh
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn bạn cần lưu ý một điều sau đây để rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe và giảm bớt cảm giác đau nhức.
- Hạn chế cử động cơ hàm để tránh làm máu chảy nhiều hơn.
- Không dùng tay, lưỡi, đồ vật chạm vào vết thương. Hạn chế ho, hắt xì mạnh vì sẽ làm vết thương chảy máu.
- Thực hiện chườm lạnh bên ngoài má tại tại vị trí nhổ răng để cầm máu và giảm sưng.
- Nếu tình trạng sưng, đau nặng hơn bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Sau 24h nhổ răng, bạn có thể đánh răng, tuy nhiên cần thao tác nhẹ nhàng và tránh chải vào vùng vừa nhổ.
- Trong vòng 2 ngày sau khi nhổ răng khôn, bạn cần tránh hoạt động mạnh, chỉ nên nghỉ ngơi và khi ngủ cần kê cao gối.
- Không ăn đồ ăn quá cứng, quá nóng, chỉ ăn các món mềm, dễ nhai, dễ nuốt.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như: không cầm máu, vị trí nhổ răng bị sưng nhiều, sốt thì nên đến gặp ngay bác sĩ để xử lý kịp thời.
Sau khi nhổ răng khôn cần tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ nhằm hạn chế tối đa các biến chứng sau nhổ
Không nhổ răng khôn có sao hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và hướng mọc của răng trên cung hàm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất thì bạn vẫn nên loại bỏ răng khôn. Liên hệ số hotline 1900 6899 để được Nha Khoa Kim tư vấn chi tiết hơn về vấn đề nhổ răng khôn nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.