Có nên uống thuốc giảm đau khi mọc răng khôn không?

Việc mọc răng khôn gây sưng đau thường khiến nhiều người lo lắng. Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh thường lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau. Vậy có nên uống thuốc giảm đau khi mọc răng khôn không? Hãy để bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim giúp bạn giải đáp.

Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau không?

Quá trình mọc răng khôn thường đi kèm với cơn đau nhức, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Nếu cơn đau dữ dội, vượt quá mức chịu đựng, người bệnh nên uống thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác khó chịu này.

Khi uống thuốc giảm đau bạn nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa được bác sĩ chỉ định.

Không phải ai bị đau do mọc răng khôn cũng có thể dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người mắc các bệnh về gan, thận. Việc tự ý sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ, làm tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.

▷ Nhận biết răng khôn bằng: 12 Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết

Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau không?

Theo các bác sĩ nha khoa, có thể sử dụng thuốc giảm đau khi mọc răng khôn trong một vài trường hợp nhất định

04 Loại thuốc giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả

Việc lựa chọn đúng loại thuốc giảm đau sẽ giúp cải thiện cơn đau do mọc răng khôn. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau nhanh chóng:

Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, thường được sử dụng trong các trường hợp đau do mọc răng khôn, sâu răng, viêm nướu,…

Paracetamol an toàn cho nhiều đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng). Khi bị đau răng khôn, bạn có thể dùng 1-2 viên, mỗi lần cách nhau từ 4-6 giờ.

Hapacol

Hapacol chứa thành phần chính là Paracetamol, giúp hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Thuốc có thể hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp như đau răng khôn, viêm lợi, nhức răng,…

Tuy nhiên, sử dụng quá liều có thể ảnh hưởng đến gan, dạ dày và gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Nhóm thuốc NSAID 

Đây là nhóm thuốc chống viêm không steroid vừa có tác dụng giảm đau, vừa có tác dụng kháng viêm. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib. 

Lưu ý đối với những người đang mang thai, cho con bú hoặc có tiền sử bệnh tim mạch, suy thận,…trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Alaxan

Alaxan chứa 2 hoạt chất chính là Paracetamol và Ibuprofen, có tác dụng giảm đau răng khôn nhanh chóng và hiệu quả. Khi sử dụng, bạn nên uống 1 viên cùng nước ấm, mỗi ngày uống tối đa 3-4 lần.

▷ Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Một số loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, an toàn khi sử dụng tại nhà

Thuốc giảm đau khi mọc răng khôn

Paracetamol, Hapacal, alaxan và NSAID là những loại thuốc giúp giảm đau răng khôn an toàn, hiệu quả

Đau răng khôn uống Panadol được không?

Panadol là thuốc giảm đau và hạ sốt với thành phần chính là paracetamol. Do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng Panadol để giảm và xoa dịu các cơn đau và sốt do mọc răng khôn gây ra. Tuy Panadol là thuốc giảm đau an toàn, có thể dùng ngay cả khi không kê đơn nhưng bạn vẫn cần phải sử dụng đúng liều lượng, không được làm dụng vì chúng vẫn có thể gây nên các tác dụng phụ xấu cho sức khỏe. 

Các cơn đau do mọc răng khôn thường kéo dài liên tục trong nhiều ngày, do đó sử dụng thuốc không thể chấm dứt hoàn toàn cơn đau. Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc nha khoa để bác sĩ tiến hành xác định hướng mọc và phạm vi ảnh hưởng của răng khôn. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. 

Uống thuốc giảm đau khi mọc răng khôn cần lưu ý gì?

Trên thực tế, thuốc giảm đau răng khôn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau:

  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi uống, nếu đã quá hạn thì cần bỏ ngay. Chỉ dùng thuốc giảm đau trong thời gian ngắn, tuyệt đối không kéo dài quá 7 ngày.
  • Nếu thuốc không mang lại hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, phát ban, hoa mắt,… không nên tiếp tục sử dụng mà cần thăm khám bác sĩ ngay.
  • Tránh dùng thuốc nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần hoặc tá dược trong thuốc. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải được sự cho phép của bác sĩ mới được dùng.
  • Hạn chế đồ ăn thức uống quá nóng, quá lạnh, chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa và vi khuẩn xung quanh răng khôn.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để vừa giúp loại bỏ vi khuẩn và vừa cải thiện cơn đau răng khôn.
  • Khi ngủ nên kê cao gối để giảm áp lực lên răng, giúp giảm đau hiệu quả hơn.

Lưu ý khi uống thuốc giảm đau mọc răng khôn

Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau răng khôn khi đã được chỉ định từ bác sĩ và không nên lạm dụng quá nhiều

Cách giảm đau khi mọc răng khôn không cần thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau răng khôn, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp khác để giảm đau, chẳng hạn như:

Chườm lạnh

Dùng túi chườm áp lên vùng hàm nơi răng khôn mọc, mỗi lần không quá 15 phút sẽ giúp giảm viêm và làm dịu cơn đau hiệu quả.

Súc miệng nước muối

Nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, nước muối giúp làm sạch nướu, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và giảm đau răng. Để thực hiện, bạn chỉ cần hòa tan một vài thìa muối vào một cốc nước ấm, súc miệng trong khoảng 2 phút rồi nhổ ra.

Dùng trà xanh

Nhờ thành phần chứa tanin, trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ giảm sưng do nhiễm trùng. Người bị đau răng khôn có thể pha một tách trà, sau đó cho cả tách và túi trà vào tủ lạnh. Khi trà đã lạnh, lấy túi trà đắp lên vùng răng khôn bị đau để làm dịu cơn đau.

Dùng hành tây

Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, hành tây giúp giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Người bệnh có thể cắt một lát hành tây, đặt lên vùng răng đau, nhai nhẹ trong vài phút hoặc đến khi cảm thấy cơn đau thuyên giảm, sau đó nhổ bỏ.

Dùng tinh dầu cỏ xạ hương

Đây là biện pháp giúp giảm viêm và đau do mọc răng khôn đã có từ rất lâu. Người bệnh có thể pha loãng vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương với dầu ô liu, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng răng đau để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Dùng đinh hương

Đây là dược liệu quen thuộc trong việc giảm đau do mọc răng khôn. Người bệnh có thể đặt một nụ đinh hương trực tiếp lên vùng răng đau và giữ nguyên cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Ngoài ra, có thể thấm vài giọt tinh dầu đinh hương vào bông gòn rồi đặt lên vị trí đau để làm dịu triệu chứng.

Những phương pháp giảm đau tại nhà thường phù hợp với các cơn đau nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau trở nên dữ dội, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau răng khôn phù hợp.

▷ Bạn có thể xem thêm nhiều: Cách giảm đau răng khôn tại nhà an toàn, hiệu quả

Cách giảm đau mọc răng khôn tại nhà không cần thuốc

Chườm đá lạnh và tăng cường súc miệng bằng nước muối có thể giúp ngừa viêm và giảm sưng đau do răng khôn mọc

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau và sốt do răng khôn mọc gây ra. Tuy nhiên, trong vài trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai đang cho con bú hoặc người mắc các bệnh về gan, thận không nên tự ý sử dụng mà cần đến sự tư vấn từ bác sĩ. Thuốc giảm đau chỉ có công dụng tạm thời, do đó người bệnh nên đến nha khoa sớm để thực hiện thăm khám và loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Tránh ảnh hưởng lên các răng lân cận, hạn chế các biến chứng xấu đến sức khỏe răng miệng sau này. 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)

Let's chat