Cắn vào lưỡi thường xuyên? Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn

Trong quá trình ăn uống, không ít người gặp phải tình trạng răng cắn vào lưỡi, gây đau buốt và khó chịu. Đây không chỉ đơn thuần là sự bất cẩn mà còn có thể phản ánh những bất thường trong cấu trúc hàm hoặc khớp cắn. Ngoài ra, tình trạng này đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến thần kinh hoặc tim mạch. Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Thói quen dẫn đến tình trạng răng cắn vào lưỡi

Răng cắn vào lưỡi là tình trạng khá phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày và có thể gây ra những tổn thương không mong muốn cho lưỡi. Một vài thói quen sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Nói chuyện khi ăn: Vừa ăn vừa nói chuyện khiến lưỡi phải vận động không ngừng, vô tình làm tăng nguy cơ lưỡi bị kẹp giữa các răng. Khi không chú ý, dễ dẫn đến việc cắn phải lưỡi.
  • Ăn quá nhanh: Thói quen ăn vội, nhai nhanh khiến hàm hoạt động liên tục với tốc độ cao, dẫn đến việc vô tình cắn phải lưỡi, môi hoặc má.
  • Nhai 1 bên hàm: Việc chỉ sử dụng một bên hàm để nhai khiến lực tác động không đều, gây mất cân bằng cho khớp thái dương hàm. Lâu dài, thói quen này có thể làm lệch khớp cắn và làm tăng nguy cơ cắn phải lưỡi khi ăn uống.

Thói quen dẫn đến tình trạng răng cắn vào lưỡi

Ăn quá nhanh và nhai bằng một bên hàm có thể dẫn đến việc cắn vào lưỡi

Bệnh lý có liên quan đến tình trạng răng cắn vào lưỡi

Việc thường xuyên bị cắn vào lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sau đây:

Các vấn đề răng miệng

Các khuyết điểm răng miệng như răng mọc lệch, răng mọc ít, sai khớp cắn,…khiến hai hàm mất cân đối và tạo ra những khoảng trống bất thường trong khoang miệng. Khi đó, não bộ sẽ nhận biết những khoảng trống này và vô thức đưa lưỡi, má hoặc môi vào vị trí đó. Điều này, làm tăng nguy cơ bị cắn nhầm trong quá trình ăn uống hoặc nói chuyện.

Đột quỵ

Tổn thương hệ thần kinh có thể làm suy giảm khả năng kiểm soát vận động của lưỡi, khiến đầu lưỡi trở nên kém linh hoạt và dễ bị răng cắn vào trong quá trình ăn uống hoặc nói chuyện. Nếu bạn có các biểu hiện như đau đầu, mất thăng bằng khi di chuyển hoặc khó khăn trong việc giao tiếp, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Nhồi máu não lỗ khuyết 

Nhồi máu não lỗ khuyết là một dạng của đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não. Tình trạng này thường khiến cơ vùng miệng và lưỡi giảm độ linh hoạt, làm tăng nguy cơ tự cắn vào lưỡi. Nguyên nhân là do một vùng nhỏ trong não bị thiếu máu cục bộ, gây áp lực lên các dây thần kinh liên quan đến vận động của lưỡi, khiến lưỡi khó di chuyển như bình thường.

▷ Tìm hiểu thêm: Các Bệnh Về Lưỡi Thường Gặp Hiện Nay

Nhồi máu tuyến lệ

Nhồi máu tuyến lệ thường đi kèm với các triệu chứng như sặc nước, cắn vào lưỡi, đau đầu, choáng váng,…Để xác định chính xác nhồi máu tuyến lệ, người bệnh cần được chẩn đoán bằng phương pháp chụp X-quang vùng đầu.

Ung thư lưỡi

Việc thường xuyên cắn vào lưỡi kèm theo các biểu hiện như nổi hạch ở vùng cổ, chảy máu quanh miệng, khó khăn trong giao tiếp có thể là dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở người trên 50 tuổi, người hút thuốc lâu năm hoặc có nguy cơ nhiễm virus HPV.

Loạn trương cơ lực

Loạn trương cơ lực là một bệnh lý thần kinh, đặc trưng bởi những cơn co cơ không kiểm soát, gây ra các chuyển động xoắn vặn, lặp đi lặp lại hoặc các tư thế bất thường. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến một cơ đơn lẻ, một nhóm cơ hoặc toàn bộ cơ thể. Từ đó, làm giảm khả năng kiểm soát lưỡi, dẫn đến việc cắn vào lưỡi thường xuyên.

Rối loạn thần kinh

Các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, Tourette và những rối loạn khác có thể dẫn đến các chuyển động không kiểm soát trong khoang miệng và vô tình cắn vào lưỡi.

Các vấn đề về giấc ngủ

Vấn đề liên quan đến giấc ngủ, như nghiến răng khi ngủ hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea), hành động vô thức dẫn đến việc cắn phải lưỡi trong khi ngủ.

Các bệnh lý liên quan đến cắn vào lưỡi khi ăn

Cắn lưỡi thường xuyên có thể do lệch khớp cắn, viêm loét miệng hoặc rối loạn thần kinh

Thường xuyên cắn vào lưỡi có nguy hiểm không?

Việc vô tình cắn nhầm không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Khoang miệng là môi trường chứa nhiều loại vi khuẩn, nếu vết thương không được vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu hoặc người cao tuổi.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, vết cắn có thể gây sốt, sưng tấy và thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn và độc tố xâm nhập sâu vào cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người hút thuốc lá, nghiện rượu, do khoang miệng của họ dễ tích tụ độc tố hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như ung thư vòm họng.

▷ Sau đây là:  Hình ảnh nhận biết vòm họng bình thường và người mắc bệnh

răng thường xuyên cắn vào lưỡi có nguy hiểm không

Nếu bị cắn vào lưỡi liên tục, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn cần kiểm tra

Cắn vào lưỡi bị nổi cục sưng có sao không?

Cục sưng xuất hiện sau khi bị cắn vào lưỡi thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do tụ máu hoặc phản ứng viêm nhẹ, đây là cơ chế tự phục hồi của cơ thể nhằm hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Cục sưng không giảm hoặc có dấu hiệu phình to sau vài ngày. Điều này có thể cảnh báo về nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác như u nang.
  • Cục sưng đi kèm với các triệu chứng như đau nhức kéo dài, sưng tấy lan rộng, chảy mủ, sốt, khó nuốt hoặc khó nói,…

Nếu gặp phải các dấu hiệu này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

▷ Tìm hiểu thêm: Viêm lưỡi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

cắn vào lưỡi bị sưng cục có sao không?

Nếu không tự lành sau 1-2 tuần, cần đi khám để tránh viêm nhiễm

Cách khắc phục tình trạng răng cắn vào lưỡi

Việc cắn phải lưỡi có thể gây đau đớn và khó chịu. Có một số phương pháp đơn giản tại nhà có thể giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình lành thương hiệu quả:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và súc miệng bằng nước muối sinh lý để duy trì khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, cứng vì có thể gây kích ứng và làm trầm trọng thêm vết thương trong miệng. Thay vào đó, trong thời gian này bạn nên lựa chọn các món ăn mềm và dễ nuốt. 

Đừng quên uống đủ 2L nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng. Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu và các thực phẩm có tính axit cao để tránh gây kích ứng cho lưỡi, đồng thời giúp vết thương do cắn lưỡi nhanh chóng hồi phục.

Có lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp duy trì sức khỏe tốt mà còn mang lại tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Điều này sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và hạn chế các chuyển động không kiểm soát, giảm nguy cơ răng cắn vào lưỡi khi ngủ.

Dùng dụng cụ bảo vệ răng miệng

Đối với những người đang điều trị lệch hàm hoặc niềng răng, việc sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng miệng khi ngủ và tham gia thể thao là rất quan trọng. Những dụng cụ này giúp bảo vệ răng khỏi các tác động mạnh, giảm nguy cơ chấn thương hàm do lực tác động. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa tình trạng răng cắn vào lưỡi bằng cách tạo rào cản giữa răng và lưỡi.

▷ Gợi ý cho bạn: Cách sử dụng và tác dụng của máng chống nghiến răng khi ngủ

Thăm khám bác sĩ nha khoa

Khi gặp phải các vấn đề liên quan đến răng miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp phù hợp như nhổ răng, niềng răng hoặc bọc răng sứ để chỉnh lại hai hàm trên – dưới cho chuẩn khớp cắn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên khám sức khỏe định kỳ từ 1 – 2 lần mỗi năm để theo dõi sức khỏe tổng thể và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe răng miệng tại nha khoa 6 tháng/lần là rất quan trọng. 

Trong các buổi khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khoang miệng và khớp cắn để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, họ sẽ đưa ra các lời khuyên giúp bạn thay đổi thói quen xấu và phát triển thói quen ăn nhai lành mạnh, từ đó phòng ngừa tình trạng răng cắn lưỡi.

cách khắc phục tình trạng cắn phải môi lưỡi

Ăn chậm, súc miệng nước muối và kiểm tra khớp cắn để ngắn chặn các biến chứng có thể xảy ra

Răng cắn vào lưỡi là một vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp, để hạn chế nguy cơ này, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ. Những thói quen này không chỉ giúp bảo vệ răng miệng mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bạn có thể tham khảo video “Lý Do Cắn Phải Môi, Lưỡi Khi Ăn” của Nha Khoa Kim trên YouTube. Video này giải thích nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên cắn vào lưỡi hoặc môi khi ăn uống, giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và cách phòng tránh.

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN NGAY

Chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian sớm nhất.