Hoại tử xương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xương hàm đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình khuôn mặt, hàm răng và đảm bảo chức năng ăn uống và giao tiếp. Tuy nhiên, có nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương hàm như hoại tử xương hàm, viêm, ung thư xương hàm… Nếu chúng ta không phát hiện bệnh lý sớm thì nguy cơ biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến sức khoẻ tương đối lớn. Vậy hoại tử xương hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? 

Hoại tử xương hàm là gì?

Hoại tử xương hàm là tình trạng tổn thương phần hàm mặt khi các tế bào không được cung cấp đủ máu dẫn đến xương hàm bị chết mòn. Trong đó, xương hàm bao gồm xương hàm trên và xương hàm dưới. Bệnh phát triển, người bệnh sẽ phải sống chung với cơn đau dai dẳng, về lâu dài còn gây biến dạng khuôn mặt.

Hoại tử xương hàm là gì?

Hoại tử xương hàm là tình trạng xương hàm bị chết dần chất mòn do các tế bào vùng hàm không được cung cấp đủ máu

Nguyên nhân gây hoại tử xương hàm

Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

Virus Herpes zoster

Đây là một loại virus phát triển gây nên bệnh thuỷ đậu. Khi đã mắc bệnh thuỷ đậu, virus này tồn tại trong cơ thể và chờ cơ hội để tái hoạt động và phát triển bệnh Zona thần kinh. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh Herpes Zoster gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có hoại tử xương hàm, tổn thương dây thần kinh, thậm chí gây nên tình trạng nhiễm trùng mắt.

Trị liệu bức xạ (xạ trị)

Xạ trị thường là phương pháp điều trị cho những bệnh nhân ung thư. Phương pháp này sẽ sử dụng bức xạ ion hóa để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên ngoài mang lại những chuyển biến tích cực thì chúng mang lại nhiều tác dụng phụ, một trong số đó có thể là hoại tử xương hàm. 

Viêm tủy xương hàm

Nếu bạn bị sâu răng nhưng không can thiệp để điều trị sớm thì sau một thời gian vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tuỷ răng. Gây nên viêm tủy xương hàm, nặng hơn là hoại tử xương hàm. 

Nguyên nhân gây hoại tử xương hàm

Sử dụng thuốc Bisphosphonate và xạ trị ung thư là những nguyên nhân chủ yếu gây hoại tử

Hậu Covid-19

Hiện nay chưa có tài liệu nào khẳng định hoại tử xương hàm liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 chính là nguyên nhân dẫn đến biến chứng mạch máu và tắc mạch máu nuôi xương, làm tăng nguy cơ hoại tử cao hơn mức bình thường.

Thuốc Bisphosphonate

Đây là loại thuốc thường được chỉ định để điều trị loãng xương hoặc trong trường hợp ung thư di căn vào xương, đau tủy… Loại thuốc này sẽ làm tăng trưởng nội mô thành mạch và giảm hoạt động hủy cốt bào. Những yếu tố này làm hạn chế quá trình tạo mao mạch trong xương và tăng nguy cơ hoại tử xương. 

Ngoài những nguyên nhân trên thì nếu bạn mắc các bệnh tiểu đường hay một số vấn đề về răng nướu cũng là những yếu tố tác động dẫn đến hoại tử xương.

Triệu chứng hoại tử xương hàm

Hoại tử xương hàm thường có những triệu chứng như:

  • Những cơn đau âm ỉ xuất hiện và kéo dài ở vùng mặt, vòng miệng và răng. Nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm thì nguy cơ bị mắc bệnh rất cao. 
  • Một trong hai mí mắt hoặc cả hai mí đều bị sưng, viêm. 
  • Vùng sọ trán có dấu tượng sưng viêm. 
  • Không thể hoạt động cơ xương hàm để ăn uống, nói chuyện. Ngay cả những cử động nhẹ nhàng cũng trở nên đau và khó khăn. 

Ngoài ra một số biểu hiện khác như khó thở, phù nề niêm mạc mũi… cũng là những triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những triệu chứng khá giống với viêm xoang nên người bệnh thường chủ quan. Vì thế, nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn cần đến ngay đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị. 

▷ Tham khảo thêm: Viêm xoang hàm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Triệu chứng hoại tử xương hàm

Hoại tử xương hàm thường bắt đầu với những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng mặt, miệng và răng

Hoại tử xương hàm có nguy hiểm không?

Hoại tử xương hàm là một trong những căn bệnh nguy hiểm về xương mang đến cảm giác đau đớn thường trực cho bệnh nhân. Khi bệnh chuyển biến nặng có thể dẫn đến trường hợp biến dạng gương mặt do xương hàm bị mất gây ra. Do đó, nếu phát hiện các bất thường hoặc triệu chứng của bệnh thì bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa hoặc y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Phương pháp điều trị hoại tử xương hàm

Tuỳ vào từng trường hợp và sức khỏe, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, các phương pháp điều trị hoại tử xương hàm được áp dụng trong y khoa phổ biến nhất đó là: 

Điều trị theo phương pháp bảo tồn xương hàm mặt

Đây là một phương pháp điều trị hoại tử xương hàm sử dụng thuốc là chủ yếu. Bảo tồn xương hàm mặt được áp dụng khi diện tích xương bị hoại tử nhỏ và khả năng phục hồi cao. Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh và dung dịch sát khuẩn miệng. Cách điều trị này không cần phải phẫu thuật nên thường khá nhẹ nhàng và không gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân. 

Tuy nhiên, để kết quả điều trị phát huy tối đa, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá mức. Điều này sẽ gây ảnh hưởng và có tác dụng phụ về sau. 

Điều trị phẫu thuật cắt bỏ xương hàm mặt

Giống như tên gọi của phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần xương ổ răng hoặc toàn bộ xương hàm bị chết. Nếu trong trường hợp xương hàm bị hoại tử do xạ trị thì bác sĩ sẽ cắt bỏ hết tổ chức xương bị ảnh hưởng. Khi đã tiến hành dọn sạch xương chết và làm sạch vết thương, các bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình che phủ bằng vạt có chân nuôi hoặc các vạt da tự do.

Các điều trị bổ trợ khác

Trong quá trình thăm khám và điều trị có thể sẽ phát sinh thêm nhiều tình huống. Do đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị các triệu chứng kèm theo như sưng sọ trán, sưng viêm mí mắt… nhằm giúp thời gian phục hồi của người bệnh rút ngắn hơn, hiệu quả mang lại tốt hơn. 

Phương pháp điều trị hoại tử xương hàm

Tùy vào tình trạng và giai đoạn phát triển bệnh mà bác sĩ sẽ có các phương pháp và phát đồ điều trị phù hợp

Biện pháp phòng ngừa hoại tử xương hàm

Theo các bác sĩ, để phòng ngừa các bệnh lý và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn, cần thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng là công việc hằng ngày nhưng chắc hẳn ai cũng đang thao tác đúng. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên đánh răng ít nhất 2 ngày/lần sáng và tối và cần vệ sinh lưỡi, súc miệng ngay sau khi ăn. Đồng thời, sau khi đánh răng, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám trên kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch tới. 

Không những thế, vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hơi thở thơm tho, ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm niêm mạc hay hoại tử xương, …

▷ Tham khảo: Cách đánh răng đúng cách và những lưu ý cần biết

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về sức khỏe cũng như răng miệng. Nên uống đủ nước mỗi ngày và ưu tiên ăn các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và các loại rau củ. Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều axit và đồ ngọt vì dễ tăng nguy cơ mòn men răng và sâu răng. 

Thăm khám răng định kỳ 

Thăm khám răng định kỳ sẽ giúp bác sĩ sẽ đánh giá về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn một cách chính xác nhất. Đồng thời điều chỉnh thói quen để bạn có thể chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Ngoài ra, thăm khám định kỳ sẽ giúp xử trí sớm những bất thường về răng miệng nếu có để quá trình điều trị dễ dàng và ít tốn kém hơn. 

Trồng răng Implant ngay sau khi mất răng

Mất răng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm và hoại tử xương. Do đó, nếu bị mất răng, bạn cần đến nha khoa để được tư vấn và trồng răng Implant sớm để hạn chế các biến chứng và phòng ngừa tình trạng này. 

Biện pháp phòng ngừa hoại tử xương hàm

Vệ sinh răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ giúp ngăn ngừa và sớm phát hiện các bệnh lý về răng miệng

Hoại tử xương hàm là một căn bệnh nguy hiểm, do đó nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế hoặc nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và chuẩn đoán kịp thời. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.