Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng? Cách khắc phục

Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì để răng cố định tốt hơn và không bị chạy lại vị trí cũ. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Vậy nguyên dẫn đến tình trạng này do đâu và cách khắc phục là gì? Tất cả sẽ được Nha Khoa Kim giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là hiện tượng răng dịch chuyển sang vị trí khác hoặc quay trở lại vị trí ban đầu sau khi quá trình chỉnh nha kết thúc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chạy răng thường là do:

Hàm duy trì không phù hợp

Sau khi tháo niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì để giữ răng ổn định, tránh tình trạng răng chạy lại hay lệch vị trí. Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì hàm duy trì phải được thiết kế với kích thước và kiểu dáng phù hợp với cung hàm của mỗi người.

Nếu hàm duy trì thiết kế lỏng lẻo, không vừa vặn sẽ không thể tạo lực xiết răng chắc chắn để cố định các răng ở vị trí hiện tại. Còn ngược lại, nếu hàm duy trì quá chật thì trong quá trình sử dụng bạn còn có thể bị đau nhức, tổn thương mô nướu xung quanh.

Với những trường hợp hàm duy trì được thiết kế không tương thích với cung hàm thì ngay cả khi bạn đeo đúng răng vẫn có hiện tượng chạy lại vị trí cũ.

Đeo hàm duy trì sai cách

Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Tuy nhiên, đa số mọi người thường thích sử dụng loại hàm tháo lắp nhiều hơn vì tính tiện nghi nhưng cũng không kém phần hiệu quả.

Chính vì có thể tháo ra và lắp vào một cách dễ dàng nên không ít người đã sử dụng sai cách, nhất là việc đeo không đủ thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Điều này khiến răng có có cơ hội chạy về vị trí cũ.

Chỉnh nha không đúng kỹ thuật

Niềng răng là một kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm lâm sàng, am hiểu tường tận cấu trúc răng hàm mặt.

Nếu bác sĩ có tay nghề còn non kém, điều chỉnh lực siết răng quá mạnh hoặc quá yếu sẽ làm cho răng dịch chuyển không đúng vị trí. Khi đó, mặc dù người niềng đã đeo hàm duy trì đầy đủ nhưng răng vẫn bị chạy lại vị trí ban đầu sau khi niềng xong.

Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?

Chạy răng là tình trạng phổ biến sảy ra khi người bệnh đeo hàm duy trì sai cách và không đủ thời gian quy định

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng phải làm sao?

Trong quá trình đeo hàm duy trì, nếu thấy răng của mình có dấu hiệu bị chạy lại bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra, thăm khám trực tiếp.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ di chuyển của răng để đưa ra các biện pháp khắc phục thích hợp:

Thiết kế lại hàm duy trì

Nếu hàm duy trì không tương thích với khung hàm thì cần phải làm lại hàm duy trì mới sao cho vừa vặn. Mặc dù việc làm hàm duy trì mới sẽ khá mất thời gian và tốn kém chi phí nhưng đây là điều cần thiết để đảm bảo kết quả niềng răng được lâu dài và hạn chế những biến chứng không mong muốn.

Tuy nhiên, để tránh “ tiền mất tật mang” thì lần thứ 2 làm hàm duy trì, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình những địa chỉ nha khoa uy tín. Quan trọng hơn hết là sau khi nhận được hàm duy trì mới bạn phải kiểm tra ngay độ vừa vặn và ổn định của hàm để tránh tốn thời gian về sau.

Sử dụng hàm duy trì đúng cách

Trường hợp răng bị chạy sau khi tháo niềng do sử dụng hàm duy trì sai cách thì bạn cần điều chỉnh lại theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cần đeo hàm duy trì theo đúng thời gian đã được chỉ định, tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng khi chưa có sự cho phép cho bác sĩ.

Ngoài ra, khi không sử dụng, bạn cần bảo quản hàm duy trì trong hộp kín, tránh làm hàm duy trì bị rơi hay va chạm với các vật khác dẫn đến cong vênh, biến dạng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cố định răng sau niềng.

Niềng răng lại

Trường hợp răng bị chạy lại quá nhiều, thậm chí dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng thì cần phải ngưng sử dụng hàm duy trì và thực hiện niềng răng lại. Thông thường, quá trình niềng răng lần 2 sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng tùy vào tình trạng của mỗi người.

Sau khi tháo niềng, bạn vẫn tiếp tục đeo hàm duy trì như lúc trước nhưng ở lần này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả mang lại như mong đợi.

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng phải làm sao?

Tình trạng chạy răng nếu được phát hiện sớm có thể khắc phục bằng cách thiết kế và sử dụng lại hàm duy trì đúng cách

Lưu ý khi đeo hàm duy trì để không bị chạy răng

Để hàm duy trì phát huy công dụng và đạt được kết quả niềng răng như mong muốn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tuân thủ đúng thời gian

Bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất là 6 tháng. Trong khoảng 3 – 4 tuần đầu, bạn nên đeo hàm duy trì 24/24. Từ những tuần tiếp theo, bạn có thể đeo hàm duy trì liên tục khoảng 20 – 24 giờ mỗi ngày, chỉ tháo ra khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà giảm thời gian đeo, có thể bạn chỉ cần đeo vào ban đêm mỗi khi đi ngủ.

Bảo quản hàm duy trì

Sau khi sử dụng, bạn cần bảo quản hàm duy trì trong hộp chuyên dụng để tránh bị gãy vỡ hoặc mất. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh hàm duy trì thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng để tránh tích tụ vi khuẩn, thức ăn thừa làm hình thành mảng bám, vết ố vàng trên răng và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu, hôi miệng.

Thăm khám đúng lịch hẹn

Mặc dù quá trình chỉnh nha đã hoàn tất, tuy nhiên bạn vẫn phải tuân thủ theo đúng lịch tái khám của bác sĩ. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, phát hiện được những vấn đề bất thường ở răng như răng chạy lại để điều chỉnh kịp thời, hiệu quả.

Lưu ý khi đeo hàm duy trì để không bị chạy răng

Đeo hàm duy trì đúng cách và đủ thời gian quy định là cách hạn chế và ngăn ngừa tình trạng chạy răng hiệu quả

Đối với tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng bạn cần xác định được nguyên nhân cụ thể là gì, từ đó mới có được biện pháp khắc phục phù hợp. Tốt nhất trong quá trình sử dụng, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cố định răng và hạn chế chạy lại răng sau tháo niềng. Nếu bạn còn đang băn khoăn hay muốn được tư vấn về phương pháp chỉnh nha toàn diện cho tình trạng răng của mình, hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.