Trám răng là một kỹ thuật thường gặp trong nha khoa để tái tạo hình thể của răng do sứt mẻ hoặc sâu răng. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích tích cực. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách thì sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm. Vậy tác hại của trám răng sai quy trình là gì? Nên phòng tránh như thế nào? Nha Khoa Kim sẽ bật mí ngay cho bạn ở bài viết sau.
Nội Dung Chính
Trám răng là gì? Vì sao phải trám răng
Trám răng hay hàn răng trong nha khoa là một kỹ thuật nhằm khắc phục các tình trạng răng miệng như sâu răng, sứt mẻ hoặc bị mất men răng. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ những phần răng bị hư, hỏng rồi làm sạch và thay thế bằng vật liệu trám răng phù hợp để khôi phục răng trở lại trạng thái như ban đầu.
Hiện nay, các vật liệu phổ biến để hàn, trám răng trong nha khoa đó là: Composite, GIC (Glass Ionomer Cement) hoặc Amalgam (hợp kim chì bạc).
Trám răng là kỹ thuật nha khoa giúp làm đầy vùng răng bị khuyết bằng vật liệu nhân tạo
Thông thường, trám răng sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Sâu răng
- Răng nứt hoặc vỡ
- Mất men răng
- Răng thưa nhẹ
- Bít lấp các thương tổn trên bề mặt răng
Các tác hại của trám răng sai quy trình
Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không đòi hỏi quá cao về tay nghề bác sĩ và chất lượng công nghệ, tuy nhiên nếu quá trình trám răng không đúng cách vẫn có thể dẫn đến các tác hại nhất định cho răng miệng. Cụ thể như:
Gây tổn thương cho răng
Theo số liệu thống kê, có không ít trường hợp sau khi trám răng gặp phải tình trạng nhiễm trùng hoặc các răng bên cạnh bị ảnh hưởng. Nguyên nhân được xác định là do răng không được làm sạch trước khi thực hiện hoặc các vết trám sần sùi, thô ráp dễ khiến thức ăn mắc vào khi ăn.
Mặt khác, khi thực hiện trám răng mà bác sĩ không lấy hết tủy bị viêm ở vùng răng sâu thì cũng dẫn đến tình trạng này. Do vậy, hàn trám răng sai cách không chỉ gây tổn thương cho chiếc răng sẵn có mà còn ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh.
▷ Xem cụ thể hơn: Trám răng lấy tủy – Những mặt lợi và hại mà bạn nên biết
Là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng trám răng sai cách vẫn có thể dẫn đến các thương tổn nhất định trên răng
Làm hỏng men răng
Kỹ thuật trám răng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao. Vì nếu không, khi thực hiện trám răng mà vật liệu trám không đặt chính xác vị trí và cẩn thận thì có thể làm hỏng lớp men ở bề mặt của răng. Mặt khác, nếu trám răng không đúng kỹ thuật có thể làm cho răng nhạy cảm và gây ra những bất lợi trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Răng ê buốt và đau nhức kéo dài
Một trong những tác hại của trám răng sai quy trình đó chính là làm cho răng ê buốt và đau nhức kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh.
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là sử dụng vật liệu trám răng không phù hợp hoặc có khả năng truyền nhiệt nên răng ê buốt và khó chịu. Nếu tình trạng đau nhức răng kéo dài, người bệnh có thể bị áp lực và căng thẳng dẫn đến chất lượng cuộc sống không được đảm bảo.
▷ Tham khảo thêm: Cách khắc phục hiệu quả tình trạng ê buốt sau khi trám răng
Trám răng sai cách và sử dụng vật liệu trám không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng răng ê buốt và đau nhức kéo dài
Vết trám răng dễ bị nứt
Vết trám răng bị nứt hoặc bong tróc sau một thời gian trám răng là trường hợp thường bắt gặp nếu bạn thực hiện bởi nha khoa không chất lượng. Theo chia sẻ của các bác sĩ y khoa, độ bền trung bình ở các vết trám thường dao động từ vài năm cho đến hàng chục năm. Điều này có thể phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, vật liệu trám và cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Vì thế, để tránh trường hợp tiền mất, tật mang, bạn cần tìm bác sĩ chuyên nghiệp và kinh nghiệm để thực hiện trám răng. Đồng thời hãy tuân theo sự hướng dẫn và chăm sóc răng sau khi trám.
Kích ứng mô nướu
Tình trạng mô nướu bị kích ứng là một trong những tác hại của trám răng sai cách thường gặp nếu được thực hiện bởi bác sĩ chưa có nhiều trình độ chuyên môn hoặc điều trị tại cơ sở kém chất lượng. Trong quá trình trám răng, mô nướu sẽ có khả năng tổn thương do không thực hiện đúng kỹ hoặc kích ứng với vật liệu trám răng. Từ đó mô nướu có thể bị viêm nhiễm, sưng và đau nhức sau quá trình trám.
Trong trường hợp này, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể phát triển thành bệnh nướu. Dẫn đến mất mát mô nướu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Việc trám răng sai cách hoặc không đảm bảo quy trình có thể dẫn đến kích thích lên vùng mô nướu gây ra nhiều thương tổn
Biện pháp phòng tránh tác hại của trám răng sai cách
Về cơ bản, nếu hàn trám răng được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ theo chất lượng y khoa thì biến chứng để lại chiếm tỷ lệ rất thấp hoặc không có. Do đó, để chủ động phòng tránh những tác hại từ việc trám răng, bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau:
Chọn nha khoa trám răng uy tín
Tác hại của trám răng phần lớn đến từ việc không tìm hiểu và lựa chọn đúng cơ sở y khoa uy tín. Như đã đề cập, trên thực tế, kỹ thuật trám răng không quá phức tạp nên rất dễ tìm thấy dịch vụ này ở mọi phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nha khoa nào cũng đảm bảo tốt những tiêu chuẩn điều trị về cơ sở, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ và vật liệu hàn, trám răng.
Hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế thẩm định và cấp phép đủ điều kiện có thể thực hiện kỹ thuật hàn, trám răng. Vì thế, nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng hãy tham khảo quy trình trám răng thẩm mỹ chuẩn y khoa tại Nha Khoa Kim nhé.
Lựa chọn nha khoa uy tín giúp giảm thiểu các biến chứng do trám răng sai cách gây ra
Lựa chọn vật liệu trám phù hợp
Có rất nhiều vật liệu trám răng đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, với mỗi vật liệu sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Đồng thời, nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn vật liệu trám răng cho phù hợp.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi trám răng, bạn cần tuân thủ các chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng mà y, bác sĩ hướng dẫn như:
- Hạn chế ăn uống trong thời gian 2 tiếng đầu để miếng trám được cố định chắc chắn.
- Đánh răng mỗi ngày tối thiểu 2 lần, khuyến khích sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để tối ưu hóa việc làm sạch răng miệng.
- Ăn uống lành mạnh và hạn chế sử dụng đồ ăn khi quá nóng, lạnh hoặc đồ ăn có chứa hàm lượng axit cao.
- Nên bổ sung thêm Canxi, Vitamin D và một số khoáng chất cần thiết khác để duy trì sức khỏe răng miệng và giúp miếng trám khỏe mạnh.
Khám răng định kỳ
Sau khi trám răng, bạn nên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm những bất thường của răng miệng và có hướng điều trị kịp thời, hợp lý.
Chú trọng vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám răng định kỳ là điều cần thiết
Có thể thấy, tác hại của trám răng sai cách gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng của bản thân. Do đó, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, đồng thời hạn chế các biến chứng do trám răng sai cách gây ra bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa an toàn, uy tín. Bên cạnh đó, nên xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc đang gặp các vấn đề về răng miệng chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ số hotline: 1900 6899 để được các bác sĩ tại Nha Khoa Kim giải đáp chi tiết nhất nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.