Răng số 4 được biết đến là chiếc răng cối có kích thước nhỏ nhất trên cung hàm đóng vai trò hỗ trợ răng hàm trong việc cắn và nhai thức ăn. Trong một số trường hợp chỉnh nha, răng số 4 thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Vậy nhổ răng số 4 có sao không? Các tác hại có thể sảy ra là gì?
Nội Dung Chính
Răng số 4 là răng nào?
Răng số 4 còn có tên gọi khác là răng cối hay răng tiền hàm, là chiếc răng nằm kế răng nanh, tính từ vị trí răng cửa số 1 tính qua. So với các răng còn lại, răng ở vị trí số 4 thường nhọn và dài hơn, nó có hình dạng giống như ngọn giáo và có độ sắc nhất định. Mỗi người sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng tiền hàm.
Răng số 4 có cấu tạo gồm 3 phần là thân răng, cổ răng và chân răng. Răng hàm trên sẽ có từ 1 – 2 chân răng, còn hàm dưới chỉ có 1 chân răng. Chiếc răng này thường rụng vào khoảng 10 – 12 tuổi, khi đó răng tiền hàm vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc lên để thay thế.
Răng số 4 là chiếc răng nằm kế răng nanh thường được gọi với tên gọi khác là răng tiền hàm
Vai trò của răng số 4
Răng số 4 thuộc nhóm răng hàm nhỏ nên có vai trò chính là hỗ trợ răng nanh và răng hàm trong việc nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Bên cạnh đó, răng tiền hàm còn giúp phát âm tốt hơn, giữ khoảng cách để răng vĩnh viễn mọc đều hơn.
Với vị trí nằm gần má nên răng tiền hàm còn giúp nâng đỡ khối cơ mặt khi cười, vì vậy nó có thêm chức năng thẩm mỹ.
Răng tiền hàm có vai trò hỗ trợ răng hàm và răng nanh trong việc ăn nhai
Tác hại của việc mất răng số 4
Khi mất răng ở vị trí số 4 này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Những chiếc răng thuộc nhóm răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Vì vậy, khi chúng mất đi sẽ làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
Thức ăn không được nhai nhuyễn trước khi đưa vào dạ dày sẽ buộc hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn. Lâu ngày bạn sẽ gặp các triệu chứng khó tiêu, đau dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng.
Tiêu xương hàm
Không chỉ riêng răng số 4 mà bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi, nếu không sớm tìm cách khắc phục sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm. Từ đó làm cho gò má chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn và khuôn mặt trông sẽ già đi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, tình trạng tiêu xương hàm còn khiến cho việc trồng răng giả sau này gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như khi bạn muốn cấy ghép Implant, để đặt được trụ Implant vào trong xương hàm, bạn sẽ phải tiến hành ghép xương. Điều này làm tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
Khi răng hàm số 4 mất đi sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm, khiến các răng bên cạnh mất đi chỗ dựa, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng xô lệch răng, lệch khớp cắn. Chiếc răng ở hàm đối diện cũng sẽ dần trồi lên làm cấu trúc hàm mất cân đối. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn cả phát âm và thẩm mỹ.
Chưa kể, tại vị trí răng mất, thức ăn sẽ dễ dàng mắc kẹt và rất khó để vệ sinh. Từ đó gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,…
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
tiền hàm không nằm sâu phía trong như các răng hàm khác mà nằm ở giữa khung hàm nên khi cười rất dễ thấy. Nếu chiếc răng này mất đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, tạo cảm giác tự ti khi giao tiếp.
Tiêu xương hàm và suy giảm chức năng ăn nhai là những tác hại lớn khi mất răng tiền hàm
Có nên nhổ răng số 4 không?
Vì chỉ mọc lên một lần duy nhất trên đời nên bạn chỉ nhổ răng số 4 trong những trường hợp bắt buộc. Cụ thể là một số trường hợp sau đây:
- Răng bị sâu, viêm tủy nặng, nhiễm trùng.
- Răng mọc lệch, khấp khểnh, mọc đè, chen chúc lên nhau do khung hàm hẹp. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ khuyến khích bạn niềng răng và để đạt được hiệu quả tối ưu thì cần phải nhổ răng tiền hàm để tạo khoảng trống cho các răng còn lại dịch chuyển về đúng vị trí cung hàm.
- Răng bị tổn thương, gãy vỡ làm hở tủy.
Chỉ nên nhổ bỏ răng tiền hàm trong trường hợp răng sâu nặng gây ảnh hưởng đến tủy
Câu hỏi thường gặp khi nhổ răng số 4
Sau đây, Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi nhổ răng tiền hàm:
Có nên nhổ răng số 4 để niềng răng không?
Răng số 4 thường được bác sĩ chỉ định nhổ khi niềng răng. Vì chiếc răng này vừa có kích thước nhỏ vừa không đảm nhận nhiệm vụ ăn nhai quan trọng như răng hàm, nên nhổ tiền hàm là giải pháp hợp lý để tạo khoảng trống cho các răng còn lại dịch chuyển về đúng vị trí.
Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không?
Nhổ bỏ răng số 4 thường không mang quá nhiều nguy hiểm bởi chúng có kích thước nhỏ, vị trí mọc cũng không quá phức tạp như răng khôn. Vì vậy mà việc nhổ bỏ chiếc răng này sẽ không có bất kỳ nguy hiểm nào.
Dù là vậy nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cũng cần phải lựa chọn những nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Nếu chẳng may lựa chọn những nha khoa kém chất lượng bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như: mất máu quá nhiều, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng bên cạnh,…
Nhổ răng tiền hàm thường không gây quá nhiều nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách
Nhổ răng số 4 bao lâu thì lành?
Sau khoảng 2 – 3 ngày nhổ răng, vết thương tại vị trí nhổ răng sẽ bắt đầu hết đau và sưng tấy. Lúc này, bạn cần tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành. Sau khoảng 3 – 4 tuần, vết thương sẽ lành hoàn toàn và huyệt ổ răng sẽ được lấp đầy trong khoảng thời gian 6 – 8 tháng sau đó.
Nhổ răng số 4 có đau không?
Vì trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên bạn sẽ không có cảm giác đau nhức hay khó chịu gì. Đồng thời khi thuốc tê hết tác dụng bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau nên cơn đau sẽ không quấy rầy bạn quá lâu.
Lưu ý khi nhổ răng số 4
Để vết thương sau khi nhổ răng nhanh chóng hồi phục thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng của bác sĩ.
- Sau khi nhổ răng, không nên đánh răng hay súc miệng quá mạnh vì sẽ làm vết thương bị tổn thương.
- Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau an toàn tại nhà như chườm lạnh hay chườm nóng.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi trong 24h sau nhổ răng. Tránh làm việc nặng hay tham gia hoạt động thể chất vì sẽ làm tác động đến vết thương, khiến quá trình lành thương lâu hơn.
- Nên ăn những món mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp. Tăng cường bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cơ thể như vitamin, canxi, sắt,…để vết thương nhanh lành.
Sau khi nhổ răng cần tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ nhằm hạn chế các trường hợp viêm nhiễm sảy ra
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về răng số 4 là răng nào, vai trò cũng như hậu quả khi mất chiếc răng này. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về răng làm bạn lo lắng, hãy đến ngay các cơ sở của Nha Khoa Kim để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục tốt nhất hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 19000 6899 để được giải đáp nhanh chóng.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.