Rát lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa rát lưỡi

Bạn có cảm giác rát lưỡi, khó chịu khi ăn uống? Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, dị ứng thực phẩm hoặc bệnh lý răng miệng. Nếu không được xử lý đúng cách, triệu chứng có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng Nha khoa Kim khám phá sâu hơn về hiện tượng rát lưỡi là bệnh gì, các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị nhé! 

Hiện tượng rát lưỡi là bệnh gì?

Rát lưỡi là hiện tượng cảm giác nóng rát hoặc bỏng trên lưỡi mà không có sự kích thích hoặc tổn thương nào có thể được phát hiện. Không chỉ giới hạn ở lưỡi, hiện tượng này cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác trong miệng như nướu, môi và vòm miệng.

Hiện tượng rát lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị

Hiện tượng rát lưỡi là cảm giác nóng rát, đau hoặc khó chịu trên bề mặt lưỡi

Triệu chứng nhận biết bệnh rát lưỡi

Rát lưỡi có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu nhận biết, một trong số đó có thể kể đến như:

  • Cảm giác đau trên lưỡi bỗng nhiên xuất hiện và lan rộng ra, càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
  • Ban đầu, cơn đau chỉ tập trung ở lưỡi. Sau đó, nó có thể lan rộng tới môi, nướu, má, và các vùng xung quanh.
  • Cảm giác ngứa miệng, châm chích hoặc tê khoang miệng.
  • Cảm thấy khát nước, khô khô hoặc đắng miệng.
  • Mất vị giác tạm thời, gặp khó khăn trong việc thưởng thức thức ăn. Đôi khi, nó có thể gây sụt cân nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng rát lưỡi trở nên nặng hơn sau khi người bệnh thức dậy. Một số trường hợp, bệnh kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Trong khi đó, một số trường hợp triệu chứng biến mất sau vài ngày. Sau đó lại tái phát và lặp lại nhiều lần. Do đó, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra rát lưỡi và điều trị một cách toàn diện.

▷ Tìm hiểu thêm: Tại sao bị khô miệng khi ngủ dậy và cách điều trị

Nguyên nhân rát lưỡi

Một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rát lưỡi như:

Hội chứng bỏng rát miệng

Hội chứng bỏng rát miệng  (Burning Mouth Syndrome – BMS) là một tình trạng mãn tính hoặc tái phát nhiều lần. Khi đó, vùng miệng liên tục trải qua cảm giác bỏng rát mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lưỡi, nướu, môi, vòm miệng và toàn bộ khoang miệng mà bạn không thể định rõ nguyên nhân cụ thể.

Bên cạnh cảm giác bỏng rát trên lưỡi, BMS có thể kèm theo một số triệu chứng khác. Chẳng hạn như: khô miệng, vị giác thay đổi, nhạy cảm hơn với thức ăn chua cay hay có cảm giác tê hoặc ngứa trong miệng.

Thiếu hụt vitamin B

Thiếu hụt các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 (cobalamin), có thể gây ra tình trạng rát lưỡi. Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của các dây thần kinh và mô trong miệng.

Khi cơ thể thiếu hụt các loại vitamin này, có thể xảy ra tổn thương và viêm dây thần kinh, gây ra cảm giác nóng rát hoặc ngứa trong miệng.

Ngoài ra, việc thiếu hụt các vitamin nhóm B cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như khô miệng, tổn thương da, vấn đề về mắt, cảm giác mệt mỏi, yếu cơ, và thiếu máu.

Nguyên nhân rát lưỡi

Nhiễm nấm miệng

Nhiễm nấm miệng (còn gọi là nhiễm Candida) hoặc bị nấm lưỡi cũng là một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rát lưỡi. Đây là khi nấm Candida Albicans phát triển quá mức trên niêm mạc miệng của bạn. Bệnh này dẫn đến sự xuất hiện các tổn thương màu trắng kem, thường xuất hiện trên lưỡi hoặc các vùng trong má.

Triệu chứng của nhiễm nấm miệng Candida có thể bao gồm: tổn thương màu trắng trên lưỡi, vùng trong má bị nứt và đỏ, mất vị giác. Và đôi khi, bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ khi tổn thương bị cọ xát.

Tiêu thụ thực phẩm cay, nóng, nhiều axit 

Việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng và chứa nhiều axit có thể gây kích ứng và bỏng rát trên lưỡi hoặc các mô nhạy cảm trong miệng. Ngoài ra, axit có trong một số thực phẩm như trái cây có họ cam chanh và thực phẩm lên men có thể gây kích ứng và viêm tác động lên các mô trong miệng.

Nhiễm nấm miệng

Bị rát lưỡi khi nào nên khám bác sĩ?

Đôi khi, cảm giác đau rát ở lưỡi có thể trở nên vô cùng khó chịu. Thậm chí, các biện pháp chăm sóc tại nhà không đủ để giảm đau. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sau đây, hãy cân nhắc tìm đến bác sĩ:

  • Xuất hiện vết loét hoặc mảng trắng trong khoang miệng.
  • Cảm thấy sốt cao.
  • Vết bỏng hoặc vết lở miệng kéo dài trong thời gian dài.
  • Gặp khó khăn trong việc nuốt.
  • Cảm thấy sốt cao khi bị rát lưỡi.

Việc chẩn đoán tình trạng rát lưỡi không dựa trên bất kỳ xét nghiệm cụ thể nào. Thay vào đó, bác sĩ sẽ nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân thông qua:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh và thuốc bạn đã sử dụng.
  • Thăm khám toàn diện vùng miệng của bạn.
  • Đặt câu hỏi để mô tả các triệu chứng, thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng của bạn, và nhiều yếu tố khác.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm sức khỏe tổng quát như:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra công thức máu, chỉ số viêm (CRP),…
  • Xét nghiệm dị ứng để kiểm tra phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng thông thường. Ví dụ như bụi nhà, nấm, lông chó mèo, tôm, cua,…
  • Xét nghiệm về tình trạng trào ngược dạ dày (GERD) bằng cách sử dụng các phương pháp như xét nghiệm nội soi dạ dày, mô bệnh học,…

Bị rát lưỡi phải làm sao?

Dưới đây là các biện pháp giúp bạn giảm đau rát và phục hồi nhanh chóng:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm để làm sạch lưỡi, kết hợp nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây viêm.
  • Tránh thực phẩm gây kích ứng: Hạn chế đồ cay, nóng, chua, thực phẩm có tính axit như cam, chanh vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc lưỡi, khiến tình trạng rát nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Đảm bảo không thiếu hụt vitamin B12, sắt, kẽm, giúp phục hồi niêm mạc lưỡi hiệu quả. Những thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, sữa, rau xanh rất hữu ích trong quá trình phục hồi.
  • Áp dụng phương pháp tự nhiên: Thoa nhẹ mật ong hoặc dầu dừa lên lưỡi để làm dịu cảm giác đau rát hoặc súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn và giảm viêm.
  • Giữ lưỡi đủ độ ẩm: Uống nhiều nước giúp niêm mạc lưỡi nhanh chóng hồi phục.

Nếu tình trạng rát lưỡi không cải thiện sau vài ngày, hoặc xuất hiện mảng trắng, vết loét, hãy đến bác sĩ để kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

 

Đừng để cảm giác rát lưỡi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống! Việc xác định đúng nguyên nhân và áp dụng biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp, tránh thực phẩm gây kích ứng, bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp giảm đau rát và phục hồi nhanh chóng. Nếu triệu chứng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp tốt nhất.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)