Cách phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn nhiệt miệng và sùi mào gà ở vùng miệng vì 2 bệnh lý này có triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, so với nhiệt miệng một tình trạng viêm loét niêm mạc phổ biến, thường gặp ở nhiều người và đa số sẽ tự khỏi sau vài ngày thì sùi mào gà lại là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để biết mình đã mắc bệnh để điều trị? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để biết cách phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng?

Sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở vùng miệng

Nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng là gì?

Để có thể phân biệt 2 bệnh lý này thì trước tiên bạn phải hiểu được nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng là gì?

Sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà (hay còn có tên gọi khác là mụn cóc sinh dục, hạt cơm sinh dục) là căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do virus HPV (Human Papilloma virus) gây ra. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua một số đường tiếp xúc gián tiếp.

Cũng do virus HPV nhưng sùi mào gà ở vùng miệng được chẩn đoán là do hoạt động quan hệ tình dục bằng đường miệng, hôn môi hoặc dùng chung những đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh. 

Bệnh không gây triệu chứng ở giai đoạn đầu, chỉ ở giai đoạn phát triển bệnh mới làm xuất hiện những nốt sần (mụn cóc) ở khoang miệng hoặc cổ họng.

Sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng là gì?

Sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng hoặc lưỡi xuất hiện những vết mụn nước. Chúng vỡ ra và hình thành vết loét nhỏ, nông, có bờ, gây đau đớn vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng nhưng chủ yếu là do nóng trong, miễn dịch suy giảm, dị ứng với chất kích thích, bệnh lý nha khoa,…

Vết loét do nhiệt miệng gây ra không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu, ăn uống khó khăn. Thường thì trong vòng 7 ngày, tình trạng này sẽ tự giảm và mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiệt miệng có thể tái đi tái lại nhiều lần.

>> Xem thêm bài viết liên quan: Nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà

Phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng?

Để sớm phát hiện và điều trị hiệu quả, bạn phải biết cách phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở vùng miệng:

phân biệt sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng

Phân biệt sùi mào gà ở miệng với nhiệt miệng

Bệnh lý

Nhiệt miệng

Sùi mào gà ở miệng

Nguyên nhân

  • Phản ứng dị ứng với vi khuẩn
  • Thiếu chất dinh dưỡng
  • Vùng miệng bị chất thương
  • Kích ứng
  • Một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy
  • Vi rút HPV

Triệu chứng

  • Niêm mạc miệng xuất hiện những vết mụn nước nhỏ, màu trắng hoặc vàng, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Mụn nước vỡ hình thành vết loét nhỏ, nông, có bờ.
  • Đau nhức khi ăn uống, nói chuyện.
  • Một số triệu chứng khác như: sốt mệt mỏi, sưng phồng.
  • Giai đoạn đầu không có triệu chứng. Từ 3 tuần đến 9 tháng sau khi nhiễm virus triệu chứng lâm sàng mới bắt đầu xuất hiện.
  • Nổi các mảng sùi, sẩn trong miệng.
  • Nổi các nốt mụn nhỏ li ti ở lưỡi, môi, lợi. Sau một vài ngày sẽ lớn dần lên và trông giống như mào gà.
  • Xuất hiện các mảng sùi màu nâu, màu da hoặc hồng ở miệng.
  • Đau rát khi ăn uống, thậm chí là không làm gì hay chỉ nuốt nước bọt cũng đau.

Khả năng lây nhiễm

  • Không có
  • Lây truyền qua đường tình dục, hôn môn, dùng chung những vật dụng cá nhân với người mắc bệnh.

Mức độ nghiêm trọng

  • Không nguy hiểm, đa số sẽ tự khỏi sau 1 tuần
  • Nguy hiểm, có thể phát triển thành bệnh ung thư

Biến chứng

  • Chăm sóc không đúng cách sẽ dẫn đến viêm cấp, gây sưng tấy toàn bộ niêm mạc miệng, sốt cao, sưng hạch góc hàm.
  • Đau rát nhiều gây khó khăn trong giao tiếp và ăn uống.
  • Bội nhiễm.
  • Tăng nguy cơ ung thư: ung thư niêm mạc miệng, ung thư hầu họng.

Cách phòng tránh nhiệt miệng và sùi mào gà ở vùng miệng

Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh 2 bệnh này:

Sùi mào gà ở vùng miệng

Sùi mào gà ở vùng miệng là một bệnh lý nguy hiểm vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau đây để phòng tránh căn bệnh này:

  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, đặc biệt là đối với miệng.
  • Tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác vì rất dễ lây bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia một cách tối đa.
  • Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nếu có thể hãy sử dụng thêm các viên uống chức năng.
  • Khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tiêm phòng HPV đối với những ai trên 12 và dưới 26 tuổi.
Phòng tránh Sùi mào gà ở miệng

Phòng tránh Sùi mào gà ở vùng miệng

Nhiệt miệng

Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiệt miệng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Để phòng tránh nhiệt miệng bạn nên tham khảo các cách sau đây:

  • Đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối hoặc sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng một cách triệt để, khám răng định kỳ 2 lần/năm.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung đồng đều lượng đạm và chất xơ cho cơ thể.
  • Hạn chế những tác động mạnh đến miệng.
  • Các loại thực phẩm dẫn đến nhiệt miệng mà bạn cần phải lưu ý đó là chất kích thích và kháng sinh.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh khiến bản thân bị mệt mỏi hay căng thẳng.

Hi vọng qua những chia sẻ của Nha Khoa Kim ở bài viết trên bạn đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và sùi mào gà ở miệng? Từ đó giúp bạn có được một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Nếu bạn còn vấn đề nào khác cần được chúng tôi giải đáp, vui lòng nhấc máy và gọi ngay đến hotline

> Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

  1. Nhiệt lưỡi ở trẻ – dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng tại nhà
  2. Thuốc bôi nhiệt miệng nuốt có sao không? 5 loại thuốc an toàn cho bạn
  3. Tìm hiểu các cách trị lở miệng cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)