Hàm trainer có tốt không? Cách đeo niềng trainer đúng

Hàm trainer được biết đến là dụng cụ để niềng răng tại nhà, với tác dụng điều chỉnh những sai lệch về răng và khớp cắn. Vậy hàm trainer khác gì so với các phương pháp niềng răng khác? Để biết rõ hơn về hiệu quả, chi phí cũng như cách sử dụng hàm trainer, hãy cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Hàm trainer là gì?

Hàm trainer là một khí cụ chỉnh nha được làm bằng silicon trong suốt, có hình dạng Parabol và có nhiều kích thước khác nhau để vừa khít với mọi cung hàm. Đặc biệt, loại khí cụ này không có dây cung hay mắc cài nên rất tiện lợi, dễ tháo lắp, không gây vướng víu hay làm má, môi, nướu bị tổn thương.

Khi sử dụng bộ niềng răng trainer, hàm răng sẽ được đảm bảo không bị sai lệch về khớp cắn, ngăn chặn tình trạng các răng dịch chuyển lệch lạc và hỗ trợ các răng mọc đúng vị trí trên cung hàm.

Hàm trainer là gì

Hàm trainer là loại khí cụ chỉ nha được làm bằng silicon giúp điều chỉnh và cải thiện tình trạng lệch khớp cắn

Đeo hàm trainer có tốt không?

Đeo hàm niềng răng trainer có tốt không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, loại hàm này sẽ giúp khắc phục 1 số tình trạng răng đơn giản của trẻ và hạn chế những thói quen xấu từ khi còn bé. Như vậy, nó chỉ có tác dụng định hướng sự phát triển của xương hàm theo một khuôn mẫu nhất định.

Tuy nhiên, vì kích thước hàm của mỗi người lại khác nhau nên nếu sử dụng cùng một loại hàm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương hàm và răng. Từ đó, không những không cải thiện tình trạng răng mà còn làm mất cân đối khuôn mặt, lệch khớp cắn, răng thưa,…

Chính vì vậy, để niềng trainer đạt được hiệu quả, bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn sử dụng loại hàm phù hợp. Đồng thời cũng nên sử dụng từ khi còn bé để hàm phát huy tác dụng tốt hơn, giúp cho quá trình chỉnh nha sau này đơn giản, dễ dàng hơn.

Đeo hàm trainer có tốt không?

Đeo hàm trainer đúng cách từ nhỏ giúp cải thiện và nắn chỉnh khớp cắn đều và đẹp hơn

Phân loại hàm trainer

Hiện nay trên thị trường, có tất cả 4 loại niềng răng trainer:

Hàm trainer Juniors

Loại hàm này được sử dụng cho trẻ đang giai đoạn mọc răng sữa (khoảng từ 3 – 5 tuổi). Hàm có các đệm khí tạo lực giúp trẻ đặt lưỡi đúng vị trí và hạn chế các thói quen xấu khiến răng mọc lệch như: mút tay, đẩy lưỡi, mím môi,…

Ngoài ra, hàm Juniors còn có tác dụng nới rộng hàm cho trẻ, tạo điều kiện cho các răng sữa mọc lên thuận lợi, không chen chúc, gây xô lệch hàm. Đây được xem là biện pháp chỉnh nha cho trẻ từ khi còn sớm, tránh phải niềng răng sau này.

Hàm trainer Kids

Hàm trainer Kids sử dụng cho trẻ đang trong quá trình thay răng (khoảng từ 6 – 10 tuổi). Hàm có cấu tạo tương tự như hàm Juniors nhưng độ cứng cao hơn và kích thước lớn hơn. Tác dụng là nắn chỉnh răng và khớp cắn sai lệch về lại đúng vị trí.

Hàm trainer có mấy loại

Hàm trainer được chia là 4 loại khác nhau tùy vào từng độ tuổi của người sử dụng

Hàm trainer Teens

Hàm trainer Teens được sử dụng cho trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hoàn chỉnh (khoảng từ 10 – 15 tuổi). Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, vì nó quyết định răng của trẻ sau này có mọc đúng, đều đẹp hay không. 

Hàm được chia làm 4 giai đoạn sử dụng khác nhau: T1, T2, T3 và T4. Nếu cho trẻ dùng hàm Teens sớm thì khi trẻ lớn lên sẽ không cần phải thực hiện niềng răng mắc cài.

Hàm trainer Adults

Adults là loại hàm trainer dành cho người trưởng thành, với các răng vĩnh viễn đã mọc lên đầy đủ. Hàm này vẫn có cấu tạo từ silicon nhưng kích thước sẽ lớn hơn để vừa với khung hàm đã phát triển hoàn thiện. Đồng thời độ cứng cũng cao hơn để tạo cho hàm răng lực chỉnh nha mạnh hơn.

Tuy nhiên, vì ở người trưởng thành xương hàm và răng đã cứng chắc và ổn định nên loại hàm trainer này sẽ không mang lại hiệu quả cao, cần sự kiên nhẫn và chỉ có tác dụng đối với các răng mọc lệch ở mức độ nhẹ.

Hàm trainer giá bao nhiêu?

So với niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt, niềng răng trainer có giá rẻ hơn rất nhiều. Cụ thể, giá sẽ dao động từ 700.000đ – 6.000.000đ/hàm, tùy theo loại được lựa chọn.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí sẽ chênh lệch tùy vào từng nha khoa. Để biết chính xác mức giá, bạn nên đến gặp trực tiếp nha sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Hàm trainer giá bao nhiêu?

Hàm trainer có giá dao động từ 700.000đ – 6.000.000đ/hàm tùy vào từng loại

Hướng dẫn đeo hàm trainer đúng cách

Cách đeo niềng răng trainer tại nhà không khó, bất cứ ai cũng có thể làm được với các bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Đặt hàm trainer vào lòng bàn tay, để mặt lưỡi ngửa lên trên.
  • Bước 2: Đặt hàm vào vị trí hàm dưới của răng.
  • Bước 3: Đặt lưỡi vào vị trí khay đặt lưỡi của hàm.
  • Bước 4: Cắn xuống nhẹ nhàng để đặt đúng vị trí của hàm.
  • Bước 5: Ngậm miệng, thở bằng mũi để hàm có thể hoạt động đúng.

Lưu ý: Sử dụng hàm 2 – 3 tiếng/ngày và 6 – 8 tiếng khi ngủ. Không nên há miệng quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.

Hướng dẫn đeo hàm trainer đúng cách

Để đạt được hiệu quả nắn chỉnh cao cần phải đảm bảo đeo hàm đúng cách 

Những lưu ý khi niềng răng bằng hàm trainer

Khi thực hiện niềng răng trainer, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây để tránh những ảnh hưởng không tốt:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị và mua hàm trainer. Bởi loại hàm này có cấu trúc đơn giản nên sẽ có rất nhiều hàng nhái trên thị trường, khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến răng miệng, gây ra tình trạng sai lệch nghiêm trọng hơn.
  • Dù hàm được làm bằng silicon nhưng khi sử dụng nếu thấy xuất hiện tình trạng viêm nướu, sưng lợi, chảy máu chân răng thì nên đến ngay cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tìm cách khắc phục.
  • Mỗi một hàm niềng răng trainer ở một thời gian khác nhau sẽ đem đến hiệu quả chỉnh nha khác nhau nên khi đeo hàm cần chú ý đến ký hiệu, thời gian đeo.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đeo niềng để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nha chu khác.
  • Vệ sinh hàm thường xuyên, ngâm khử khuẩn bằng nước muối, bảo quản ở nơi khô ráo trước khi tiến hành đeo.
  • Đeo hàm nhẹ nhàng để tránh hàm bị nứt, vỡ làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
  • Hạn chế uống đồ uống có chứa cafein, gas vì chúng có thể làm hàm silicon bị ngả màu, ố vàng.

▷ Xem thêm: NIỀNG RĂNG SILICON – Những thông tin hữu ích không nên bỏ qua

Những lưu ý khi niềng răng bằng hàm trainer

Cần đảm bảo sức khỏe và vệ sinh răng miệng đúng cách trong suốt quá trình đeo hàm 

Vậy là bài viết trên đây của Nha Khoa Kim đã giúp bạn giải đáp một số thắc mắc về hàm trainer. Tốt nhất, để phương pháp niềng răng này phát huy tối đa khả năng nắn chỉnh răng và xương hàm, thì nên thực hiện từ khi còn sớm. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ thay răng và các răng sữa trên cung hàm vẫn còn chưa rụng hết.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)